Xin Thiền sư cho con ví dụ cụ thể về dính mắc trong tâm là gì! Và xả ly khỏi nó là sao ạ?

Tháng Tám 12, 2024
Thời gian đọc: 4 phút

Câu hỏi: Khi đọc sách, con hiểu được trên lý thuyết về chánh niệm và xả ly. Nhưng trong thực tế thì chúng con vẫn chưa xả ly được trong tâm. Xin Thiền sư cho con ví dụ cụ thể về dính mắc trong tâm là gì! Và xả ly khỏi nó là sao ạ?

Hiện tại, bạn đang ở đây trong khóa thiền này. Nghĩa là bạn đã có thể xả ly khỏi nhà mình và đời sống thế tục trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn cũng có thể xả ly khỏi người thân trong gia mình cùng trong thời gian này.

Loại xả ly này rất dễ để chúng ta thực hiện, vì nó liên quan đến vật chất hay con người. Còn dính mắc thì liên quan đến tâm trí. Nó không đơn giản.

Rất khó để hiểu được dính mắc.

Vật chất thì dễ hiểu. Chúng sinh hữu tình hay vô tình thì cũng dễ hiểu. Nhưng tâm thì khó hiểu.

Chỉ khi chúng ta có thể xả ly khỏi chúng sinh hữu tình hay vô tình, khỏi những hoạt động trên thân khẩu, thì chúng ta mới có thể hiểu tâm hay hoạt động tinh thần.

Bất cứ điều gì tốt hay xấu xảy đến trong đời mình, hầu hết đều liên quan đến dính mắc của chính mình. Nhưng hầu hết các thiền sinh hay người thế tục đều khó thấy được lời dạy này.

Chỉ khi trải qua thời gian dài làm thiện pháp hành giả mới có thể thấy ra dính mắc. Vậy nên tôi hay giảng thế này: Rất khó để tự mình xả ly khỏi dính mắc.

Đối với tôi, tôi chỉ chú trọng đến việc nhận ra vô minh và dính mắc đang có mặt.

Dạy và học về hành thiền, về Vipassna là rất khó. Vậy nên, tôi đã dùng cuộc đời mình chỉ để giảng dạy về Vipassana. Hầu hết những lời dạy của tôi là về vô minh và dính mắc, chỉ với một mục đích giúp thiền sinh hiểu về vô minh và dính mắc thực sự.

Vipassana thực sự là rất khó. Nhưng thời gian của các bạn & của chính tôi trên cõi đời này đều rất ít, nên tôi không muốn lãng phí thời gian của cả tôi & thiền sinh cho những việc dễ làm.

Hãy cố gắng làm những thiện pháp khó làm, như Vipassana. Nhờ vậy, người giảng như tôi & người học như các bạn đều có thể tạo được phước báu lớn.

Cả cuộc đời tôi, tất cả đều là vì Phật – Pháp – Tăng.

Người đóng góp: