Trong lúc đau bệnh thì chúng ta nên quán thế nào?

Tháng Năm 15, 2024
Thời gian đọc: 9 phút

Câu hỏi: Trong lúc đau bệnh thì chúng ta nên quán thế nào, thưa Thiền sư?

Tại Myanmar, tôi thường được mời tới các bệnh viện để giảng Pháp cho bệnh nhân. Tôi gặp nhiều bệnh nhân với các căn bệnh nặng nhẹ khác nhau.

Tôi dạy cho bệnh nhân, những người thân của họ và những người xung quanh cách buông bỏ các trạng thái bệnh tật của mình, với môi trường trong bệnh viện.

Tôi hướng dẫn họ buông bỏ các trạng thái đau, cơn đau. Vì các cơn đau như thế luôn luôn hiện hữu trong tất cả chúng ta. Không trừ một ai.

Đau đớn – Bệnh tật – Cái chết, đó là bản chất của cuộc sống này. Bản chất của các vấn đề như vậy “chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi”. Không phải để dính mắc hay chối bỏ.

Do có sự dính mắc đối với Thân và Tâm của mình nên chúng ta không chịu đựng được cơn đau hay tình trạng bệnh tật của mình. Chúng ta cần buông bỏ đối với bản thân, đối với bệnh tật hay cái đau. Chúng ta cần học cách buông bỏ toàn bộ các tiến trình thân tâm. Thực hành theo cách như vậy sẽ giúp phát triển được năng lực buông bỏ.

Thông thường chúng ta hay suy nghĩ theo chiều hướng phải làm gì, làm thế nào. Nó đã trở thành một thói quen cố hữu. Chúng ta cần học được cách buông bỏ các thói quen của bản thân. Nếu nghĩ theo cách mình muốn làm thì điều đó sẽ dẫn đến dính mắc vào hành động, hay vào việc mà chúng ta đang làm. Chúng ta suy nghĩ làm việc gì đó, rồi tiến hành làm. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học cách buông bỏ đối với chính việc làm đó. Chỉ làm mà thôi. Chỉ kinh nghiệm mà thôi

Chúng ta dính mắc với việc làm thế nào nên nhiều Thiền sinh đặt ra câu hỏi phải làm cái gì, thực hành như thế nào, thực hành theo cách nào….. Tất cả đều xuất phát từ sự dính mắc. Nếu có thể buông bỏ được các thói quen của mình, các câu hỏi như vậy sẽ không nảy sinh.

Nếu có bệnh, rất khó có thể hành thiền và buông bỏ. Tuy nhiên, việc thực hành buông bỏ cần phải được thực hiện và duy trì trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta không thể lựa chọn chỉ làm điều này dễ hơn hay muốn làm điều kia khó khăn hơn. Nếu chúng ta có thể thực hành, áp dụng mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn thì năng lực buông bỏ sẽ ngày một lớn mạnh hơn.

Đối với người bệnh, việc thực hành lúc ban đầu có thể khó khăn. Là do họ chưa quen với việc quan sát, thực hành theo cách này. Ngay cả đối với bản thân tôi cũng vậy. Để chỉ dạy cho những bệnh nhân trong bệnh viện – lúc ban đầu – cũng không phải điều dễ dàng. Tôi cũng đã gặp khó khăn. Nhưng tôi vẫn luôn kiên trì, bền bỉ đương đầu với những khó khăn. Sau đó, những khó khăn không còn là vấn đề nữa.

Hầu hết các bệnh nhân phải dựa vào thuốc men nên cần phải hướng dẫn cho họ dựa vào sự thực hành khi bệnh tật tới.

Hãy dựa vào các phước thiện của mình thì tốt hơn là dựa vào thuốc men. Dựa vào thuốc men sẽ càng dễ làm tăng thêm sự dính mắc với bệnh tật.

Do có sự dính mắc với bệnh tật nên chúng ta dễ trở thành những người vô dụng đối với bệnh tật của mình. Khi buông bỏ được bệnh tật thì bệnh tật không thể ngăn cản chúng ta tiếp tục tạo ra các việc phước thiện. Nếu có thể làm được như vậy, dù có đang bệnh nhân thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên nhiều ý nghĩa và có giá trị.

Chính bản thân tôi đã thực hành & buông bỏ được đối với bệnh tật của mình. Chính vì thế, Trung tâm thiền Thabarwa đã tiếp nhận rất nhiều người bệnh, bệnh nhân. Đây thực sự là điều cần thiết khi có một nơi tiếp nhận người bệnh đến để hành thiền.

Thực hành trên con đường Trung Đạo thì luôn đúng, không có những ngã rẽ. Nếu đi theo con đường Trung Đạo, sẽ có thể buông bỏ được cả cái tốt và cái xấu. Thực hành theo con đường Trung Đạo là một sự tối ưu, tốt hơn tất cả mọi hành động khác. Chúng ta hãy lựa chọn con đường tốt nhất cho mình. Rồi có thể chia sẻ cho những người khác.

Con đường Trung Đạo không chỉ là khi hành thiền, mà cần được áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của tất cả chúng ta.

Người đóng góp: