Câu hỏi: Kính thưa Thiền sư, con có một vài câu hỏi như sau:
1. Tâm là gì?
2. Thiện pháp gồm những gì?
3. Thực hành Pháp và các lợi ích của việc này ra sao?
4. Quan niệm về làm việc nhóm trong thiền tập được hiểu như thế nào?
5. Làm sao để giữ chánh niệm trong khi nói và nghe.
Con xin tri ân Ngài!
1. ️ Câu hỏi thứ nhất là về tâm. Sự thật về tâm chỉ là bản-chất-vô-thường. Tâm được chia làm bốn gồm yếu tố cảm giác (tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng tức thọ uẩn), yếu tố tri giác (nhận biết tương quan giữa sáu giác quan tiếp xúc với sáu đối tượng của nó tức tưởng uẩn), các hiện tượng tâm tạo nghiệp (các hiện tượng tâm mang tạo nghiệp & quả của nghiệp; động lực đưa con người đi tái sanh, luân hồi tức hành uẩn), khả năng rõ biết tiến trình tâm thức (tức thức uẩn). Dầu vậy, tất cả đều mang bản-chất-vô-thường-luôn-mới. Mục đích của chánh niệm và xả ly là để hiểu về bản-chất-vô-thường-luôn-mới trên thân và tâm. Theo cách hiểu thông thường, thân và tâm này là vật thuộc sở hữu của một ai đó. Còn theo góc nhìn của Tự nhiên hay Sự thật, chỉ có danh (nama) và sắc (rupa) hiện hữu. Danh chính là tâm gồm có tâm vương (citta) và tâm sở (cetasikā); rupa là thân vật chất (tứ đại hay bốn thành phần cấu tạo nên thân gồm địa đại, phong đại, hỏa đại và thủy đại).
2. ️ Câu hỏi thứ hai là về thiện pháp. Các hành động như giúp đỡ, tình nguyện; chia sẻ, biếu tặng vật dụng; bảo vệ người khác; trì giới gồm không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất kích thích làm mê mờ tâm trí; giữ tâm quân bình và thanh tịnh; tất cả hành động kể trên đều là thiện pháp căn bản (thường giới).
3. ️ Câu hỏi thứ ba là về lợi ích của các việc làm thiện pháp. Gieo nhân nào gặt quả nấy, chúng ta nhận lại điều mà mình cho đi và ngược lại. Làm tình nguyện và giúp đỡ là gieo nhân để nhận quả sau đó. Nếu chúng ta không làm tình nguyện hay giúp đỡ khi người khác đang cần thì chúng ta sẽ không được bất kỳ sự giúp đỡ nào khi cần đến. Chúng ta sẻ chia và cho đi là để nhận lại khi cần đến. Đó là nhân và quả, chúng ta không nên băn khoăn về người thụ hưởng, hãy suy tư đến nhân và quả. Có lẽ, chúng ta không được chính người thọ ơn hỗ trợ nhưng chắc chắn là, chúng ta sẽ được giúp đỡ từ một người khác. Việc chăm sóc và bảo vệ chính là nhân cho chúng ta được quả tương tự. Do không sát sanh, chúng ta sẽ không bị ám hại. Vì không trộm cắp nên các vật dụng của chúng ta sẽ không bị thất thoát. Không khởi nghiệp tà dâm, chúng ta sẽ không bị phản bội. Bởi không nói dối, chúng ta sẽ không bị lừa lọc. Việc không sử dụng các chất kích thích làm mê mờ tâm trí, chúng ta sẽ không bị thiểu năng, chúng ta có thể hiểu về Sự thật. Tôi đang giữ tâm mình quân bình và thanh tịnh và như thế tâm tôi sẽ được an lành và định tĩnh.
4. ️ Câu hỏi thứ tư là về lợi ích của hành thiền nhóm. Khi cùng nhau làm thiện pháp, chúng ta sẽ có thể làm cùng nhau. Nếu không, chúng ta sẽ phải tự thân thực hiện. Bằng việc tham gia tại khóa thiền lần này, chúng ta đang đồng tâm hỗ trợ thiện pháp của cá nhân và hội chúng nơi đây. Chính vì thế, đến lúc chúng tôi và Tăng đoàn làm các thiện pháp, chúng tôi có thể nhận được sự đồng thuận từ bên ngoài. Nếu chúng ta không tham gia làm chung cùng người khác thì chúng ta không được giúp đỡ. Do không có cá nhân hay các tổ chức nào ủng hộ, kết quả là, chúng tôi sẽ không thể tồn tại. Khi và chỉ khi chúng ta hỗ trợ thiện pháp (như cách đang làm tại khóa thiền này) đến viên mãn thì đội nhóm thiện pháp sẽ có hội thành công. Chúng ta giúp đỡ những đội nhóm khác tăng trưởng phước thiện, theo đó, đội nhóm của chúng ta cũng sẽ thành tựu như nguyện.
5. ️ Câu hỏi thứ năm là giữ chánh niệm khi nói và nghe. Mang kiếp nhân sinh, chúng ta không thể tránh khỏi việc nghe và nói. Quá trình thẫm thấu thông tin này khiến dính mắc sanh khởi ngày càng nhiều hơn. Để xả ly tác ý qua thân hành động và khẩu nói năng, chúng ta nên chánh niệm về Sự thật hay Bản-chất-vô-thường-luôn-mới. Hành tác với vô minh và dính mắc thì sai lầm; chỉ-làm-mà-thôi với chánh kiến về khoảnh khắc hiện tại của vô minh và dính mắc của chính mình là đúng đắn. Điều quan trọng là chúng ta nên tâm niệm về Sự thật hay Bản chất vô-thường-luôn-mới. Bằng cách thực hành này, chúng ta có thể điều chính tâm khỏi sự bám chấp vào chúng sinh và phi chúng sinh như là hiện hữu hay sự thật.