Hướng dẫn cho thiền sinh sơ cơ

Tháng Tám 12, 2024
Thời gian đọc: 4 phút

Câu hỏi: Thưa Thiền sư, con là thiền sinh sơ cơ lần đầu đến khóa thiền nên con chưa biết cách ngồi thiền đúng, đền việc quan sát chánh niệm và xả ly còn yếu kém. Mong Sư chỉ dạy để cho việc thiền tập được đúng đắn tinh tấn hơn mỗi ngày ạ! Và đặc biệt xả ly sự ngủ gục mỗi lúc ngồi thiền là như thế nào ạ? Xin hỏi Thầy. Mấy hôm nay, tới giờ thầy giảng tôi thấy buồn ngủ không cưỡng được nên không nghe được gì?

Khi chúng ta hành thiền hay chánh niệm và xả ly, chúng ta nên kếp hợp với việc làm mọi loại thiện pháp. Chúng ta càng có thể làm tất cả thiện pháp thì chúng ta càng thuần thục hơn trong việc chánh niệm và xả ly. Mặt khác, chúng ta càng thực hành chánh niệm và xả ly thì chúng ta càng có thể làm nhiều thiện pháp hơn.

Khi chúng ta làm thiện pháp hay thực hành chánh niệm và xả ly thì chúng ta nên dùng chánh kiến rằng không có bắt đầu, không có kết thúc, không có tôi, không có bạn, không có người sơ cơ, không có người kỳ cựu… Làm thiện pháp với chánh niệm và xả ly và hiểu biết đúng đắn như vậy là rất quan trọng. Hầu hết những thiền sinh kỳ cựu có thể hành thiền chánh niệm và xả ly, nhưng họ không chú trọng vào hiểu biết đúng đắn rằng không có tôi, không có bạn, không có của tôi, không có của bạn, không bắt đầu, không kết thúc chỉ có vòng lặp nhân quả của bản chất vô thường luôn mới.

Thực hành chánh niệm và xả ly và làm mọi loại thiện pháp nên được thực hiện với hiểu biết đúng đắn về vô ngã, không có tôi, chỉ là vòng nhân quả của bản chất vô thường luôn mới. Hiện giờ việc thực hành của bạn còn nhiều bám chấp. Bám chấp vào cuộc đời của một hành giả sơ cơ mới bắt đầu tập thiền, hoặc vào ai đó hay vào cái tôi. Chúng ta không nên chấp nhận có bắt đầu hay kết thúc trong tâm, hay tôi và bạn trong tâm, tuy chúng ta có thể nói hay dùng từ ‘tôi’ hay ‘bạn’, ‘của tôi’ hay ‘của ban’, ‘bắt đầu’ hay ‘kết thúc’, với chánh niệm và xả ly. Điều này thực sự quan trọng trong việc hành thiền. Đó sẽ là mấu chốt trong thiền tập.

 

Người đóng góp: