Hỏi về con đường Trung Đạo

Tháng Năm 21, 2024
Thời gian đọc: 5 phút

Câu hỏi: Thưa Thiền sư, con đường Trung Đạo là gì ạ?

Con đường Trung Đạo không phải là con đường này, không phải con đường kia, mà ngay chính ở giữa – vượt thoát khỏi hướng này hay hướng kia.

Nếu bạn có thể vượt thoát khỏi hướng này hay hướng kia, bạn có thể hiểu được con đường Trung Đạo.

Nếu bạn có thể xả ly khỏi cái này & cái kia, bạn đang ở trên con đường Trung Đạo.

Nếu bạn không thể xả ly khỏi cái này hay cái kia, bạn không thể hiểu được con đường Trung Đạo.

Con đường Trung Đạo không phải cái này. Nhưng cũng không phải cái kia.

Câu hỏi: Làm thế nào để con có được sự hiểu biết như Thiền sư vừa nói?

Chúng ta có thể hiểu được Tôi và Bạn. Nhưng chúng ta không thể hiểu được không có Tôi, không có Bạn.

Bạn có thể thích thứ này, hoặc bạn có thể thích thứ kia. Bạn cần cố gắng buông bỏ việc thích cái này, và không thích cái kia.

Để có thể hiểu được con đường Trung Đạo, khả năng buông bỏ, xả ly là điều tối cần thiết.

Bạn có thể thích bản thân mình. Bạn có thể không thích một ai đó. Bạn có thể thích nơi này. Bạn có thể không thích nơi khác… Điều bạn cần làm là cố gắng xả ly khỏi thói quen thích hay không thích của mình. Bằng cách này, tâm trí của bạn sẽ luôn ở giữa – không nghiêng về hướng này, không nghiêng về hướng kia. Không nghiêng về người này, không hướng về người kia.

Câu hỏi: Chúng ta có khả năng không dính mắc vào con đường Trung Đạo không thưa Thiền sư?

Con đường Trung Đạo là không dính mắc vào cái này hay cái kia. Ví dụ, nếu bạn thích cái lạnh, bạn sẽ ghét cái nóng. Nếu bạn thích cái nóng, bạn có thể sẽ ghét cái lạnh. Con đường Trung Đạo chính là không thích cái nóng, và cũng không ghét cái lạnh.

Tâm trí của ta trong giây phút hiện tại thường có thói quen thích và không thích. Chính vì vậy, Tâm của ta trong giây phút hiện tại không trong sạch, rõ ràng, hay thuần thiết.

Để Tâm được trong sạch, thuần khiết – tức đưa tâm về bản chất trong sáng vốn có của mình – chúng ta cần có khả năng buông bỏ những dính mắc khỏi Tâm.

Luôn có rất nhiều dính mắc ở trong Tâm. Mục đích của việc hành thiền chính là để giải quyết được vấn đề này – vấn đề của sự dính mắc trong Tâm.

Không có dính mắc, Tâm sẽ trở nên hoàn thiện.

Người đóng góp: