Chương 8: Chánh kiến và các việc thiện

Tháng Năm 6, 2023
Thời gian đọc:

Câu hỏi: Khi con quay lại trường thiền Shiu Oo Min, con cảm thấy có một sức mạnh nào đó rất là sâu, rất là thấm trong mỗi việc làm tốt của mình, con nhớ lại lời dạy của Ngài.

Đó là nhu cầu lớn nhất trong thế giới của những người hành thiền, hiện giờ tôi cố gắng đáp ứng cái nhu cầu đó bằng cách làm nhiều việc thiện cần thiết. Sẽ không khó khăn trong tương lai nếu như bạn sử dụng cái hiểu biết này. Điều mà bạn cần làm bây giờ là làm những việc thiện bạn thấy khó làm và sử dụng chánh kiến với nó.

Câu hỏi: Như vậy để tóm lại, Ngài nói đến chánh kiến là làm việc thiện mà không chú ý đến tự ngã, chú trọng đến kết quả, không chú trọng công việc thực sự mà chỉ là để cái kinh nghiệm, chỉ làm để mà làm thôi có phải không ạ?

Không chú trọng quá đến thân và tâm, không chú trọng đến khái niệm chỉ làm mà thôi. Nếu chúng ta có thể bỏ sự chú ý quá mức đó thì sẽ có được cái năng lực của sự xả ly. Nếu như có chánh kiến thì bạn sẽ thực hành một cách đúng đắn.

Câu hỏi: Khi trở về, chúng con sẽ đi bằng cái tâm xả ly hết sức vượt bậc của mình. Đến khi xả ly được rồi thì những gì chúng con học được ở pháp thế gian dù là pháp thiện thì nó cũng từ từ rụng rời sau đó thì mình sẽ trí tuệ hơn phải không?

Đúng rồi.

Câu hỏi: Chúng con là người Việt Nam từ xa đến đây để cầu học giáo lý và những lời dạy của Ngài để chúng con có thể xả ly, từ bỏ để đánh đổi giáo lý giải thoát. Chúng con đến đây với ý thức là muốn từ bỏ để được giải thoát; nhưng từ lâu chúng con đã nương tựa vào xã hội, vào đoàn thể, vào gia đình, có rất nhiều cái nương tựa mà chúng con không dám từ bỏ. Trên ý thức thì dám từ bỏ nhưng trong tiềm thức thì không. Vì lẽ đó chúng con không thể nào đạt được một giáo lý thâm sâu. Xin Ngài hãy cho một lời khuyên để giúp chúng con dám từ bỏ, để dám đánh đổi thân mình để đạt được giáo pháp cao thượng.

Vấn đề này không chỉ liên quan đến một người nào mà đối với tất cả các thiền sinh. Nếu như cái vấn đề này nó càng ngày càng giảm thì thế giới sẽ thay đổi. Tôi đang cố gắng giải quyết cái vấn đề đó bằng cách làm như tôi làm hiện giờ, không chỉ dạy thiền mà cũng làm các việc thiện cần thiết. Cái trung tâm này không chỉ có ý nghĩa về cơ sở vật chất. Sau hơn 10 năm nỗ lực thì bây giờ tôi có thể lãnh đạo trung tâm theo cách thức hiện giờ. Bên ngoài trung tâm thì rất khó mà bỏ được cái sự dính mắc ra khỏi tâm; nhưng ở đây thì sẽ không quá khó khăn để bỏ sự dính mắc ra khỏi tâm mình. Những cái trung tâm thiền như thế này nó sẽ lớn mạnh không phải chỉ có một mà sẽ có nhiều và cùng với thời gian thì sẽ càng dễ dàng hơn để đi theo cong đường Trung Đạo. Tất cả mọi người cần phải làm như vậy không có cách nào khác cả.

Câu hỏi:Câu hỏi vừa rồi là làm thế nào thì có phải câu trả lời của Ngài là hãy thực hành đủ những điều mà Ngài dạy phải không?

Đúng vậy.

Câu hỏi: Chánh kiến và các việc thiện, những cái đó phải luôn luôn đi với nhau có đúng không ạh?

Đúng vậy, khi chúng ta làm việc thiện thì chúng ta cần phải có chánh kiến và bằng cách ấy thì chánh kiến mới trở nên thực sự. Tại thời điểm hiện tại nó chỉ là cái văn tuệ vay mượn từ tôi mà thôi. Nhưng về sau bạn sẽ có cái hiểu biết từ trong chính mìn. Chỉ bằng sự thực hành thì bạn mới có thể hiểu. Chỉ qua sự thực hành tôi mới hiểu được cái điều gì thực sự có giá trị.

Câu hỏi: Mặc dù được học thiền đã khá lâu nhưng chưa bao giờ con thấy một vị nào nói về sự buông bỏ không giới hạn, đó là cái mà con đã đi tìm từ lâu. Chính vì vậy khi mà được nghe Ngài dạy về điều đó, nó đã tạo ra sức mạnh thôi thúc con trở lại đây và con thấy rằng đó không phải là sự dính mắc, vậy đó là gì?

Không chỉ các thiền sinh mà tất cả mọi người trên giới này đều đang sử dụng cái hiểu biết sai lầm, cái tà kiến chính vì vậy rất là cần thiết phải chia sẻ chánh kiến. Nếu đa phần mọi người đều sử dụng chánh kiến thì sẽ có ít vấn đề hơn.