Câu hỏi: Như vậy có vẻ như là nó ở một cái vòng rằng: trước hết chúng ta cần có năng lực xả ly để làm các việc thiện một cách đúng đắn và làm được các việc thiện một cách đúng đắn thì sẽ có được năng lực xả ly phải không ạ?
Đúng như vậy, nhân và quả, để làm được các việc thiện nếu chúng ta không thể từ bỏ các việc thế gian thì chúng ta không thể làm các việc thiện một cách thực sự hoàn hảo.
Câu hỏi: Như vậy thì năng lực xả ly có nghĩa là phải là tâm xả không ạ?
Không, không phải là upekha. Đó là làm với chánh kiến mà có sự dính mắc. Tôi muốn nói rằng trong tâm chúng ta có rất nhiều sự dính mắc, chúng ta đang sử dụng tâm với sự dính mắc. Điều chúng ta cần phải làm là hãy tháo bỏ tất cả sự dính mắc trong tâm của mình. Bằng cách ấy thì tâm sẽ có được một năng lực đặc biệt mà nó có thể từ bỏ mọi sự dính mắc ở tâm. Sự dính mắc liên quan đến tâm của chúng ta chứ không phải với thân hay với cặp mắt của chúng ta. Bởi vì có sự dính mắc nên tâm không được tự do. Và có rất nhiều vấn đề về tâm mà nguyên nhân là do có quá nhiều sự dính mắc trong tâm. Nếu có được cái năng lực xả ly, kiểm soát tâm thì sẽ không còn vấn đề về tâm nữa. Các bạn phạm phải sai lầm bởi vì bạn không kiểm soát được tâm của mình. Nếu như có được cái năng lực xả ly thì bạn sẽ tránh được cái việc phạm phải sai lầm, bởi vì khi đó năng lực đó nó được trọn vẹn.
Câu hỏi: Xin ngài đưa ra 1 ví dụ cụ thể. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta cần phải từ bỏ sự dính mắc nhưng phải làm thế nào?
Sự thực hành này liên quan đến cái hiểu, đó là điều chính yếu chứ không phải chúng ta có thể làm gì. Khi mà chúng ta chết thì chúng ta buộc phải từ bỏ tất cả. Từ bỏ tất cả hay từ bỏ tất cả mọi người khác thì không có gì phải khó khăn lắm, từ bỏ hành động thì không có gì khó khăn lắm. Ví dụ như khi chúng ta bị ốm, chúng ta không thể làm gì, chúng ta không thể đi được, chúng ta buộc phải nằm trên giường. Nhưng cái mà chúng ta phải làm, đó là làm các việc thiện mà mình thấy khó làm. Để làm được các việc thiện một cách trọn vẹn thì chúng ta phải làm các việc thiện mà mình thấy khó làm. Thông thường, chúng ta chỉ làm các việc thiện mà chúng ta có thể làm được, với cái cách ấy thì có rất nhiều việc thiện mà chúng ta không thể làm. Chính vì vậy, khi mà nhân các việc thiện không hoàn hảo thì kết quả sẽ là kết quả không hoàn hảo. Hiểu biết đúng hay sự đi theo con đường Trung Đạo nó phải mang đến cái kết quả hoàn hảo. Nếu chúng ta muốn có kết quả hoàn hảo thì chúng ta phải làm được các việc thiện một cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cần phải làm nhiều việc thiện hơn. Khi chúng ta làm việc thiện thì chúng ta cần phải có chánh kiến. Chánh kiến và làm những việc thiện mà mình thấy khó làm, cả hai thứ ấy đều thật sự cần thiết.
Câu hỏi: Khi Ngài nói đến sự buông xả sự dính mắc, thì để buông xả sự dính mắc trước hết phải thấy được sự dính mắc trong tâm. Khi mà mình nhận ra được đó là sự dính mắc thì tự nhiên tâm sẽ buông bỏ, có phải vậy không ạ?
Chưa hoàn toàn, chưa đủ. Khi mà bạn chú ý đến tâm thì thường sự dính mắc nó đã nằm ở đó rồi. Bởi sự chú ý thì tạo nên sự dính mắc. Khi bạn chú ý đến tâm thì sẽ càng có sự dính mắc đối với tâm. Điều quan trọng hơn sự chú ý trước khi mà chú ý tâm thì bạn phải hiểu là phải có chánh kiến trước đã. Nếu như có chánh kiến thì bạn có thể có sự chú ý tâm. Nếu không có chánh kiến thì càng chú ý đến tâm thì càng có sự dính mắc vào tâm. Chánh kiến quan trọng hơn là chú ý đến tâm, thân, hay đến sự khổ.