Bố thí, cúng dường (dana) thực sự phá vỡ thói quen của lòng tham – (chiếm giữ, vơ vào, dính mắc) liên tục tiếp diễn.
Giữ giới cũng phá vỡ thói quen của tham, sân – (ví dụ làm điều gì với tham muốn).
Hành thiền (bhavana) phá vỡ những phiền não (kilesa) đang có mặt nơi tâm.
Bằng việc hành thiền, chúng ta thách thức thói quen cá nhân của các phiền não quen thuộc – như là làm với tham muốn.
Làm việc thiện như Đức Phật dạy là thực hành sự xả ly và nó không phải là sự nố lực vô ích. Điều đó có nghĩa là phá vỡ truyền thống và thói quen cá nhân. Nói cách khác, làm việc thiện là xả ly tham, sân, si.
Bằng việc thách thức và từ bỏ các thói quen cá nhân, sức mạnh xả ly của tham, sân, si sẽ lớn mạnh. Bằng việc thường xuyên từ bỏ bất cứ tham muốn nào, sức mạnh của sự xả ly sẽ lớn hơn và lớn hơn nữa.
(a) Bố thí, cúng dường (dana) là phá vỡ thói quen của lối suy nghĩ thế gian.
(b) Giữ giới (sila) là thách thức những truyền thống thế gian như là làm với tham muốn (nghĩa là chúng ta đặc biệt chú trọng vào vấn đề sống và chết, phương tiện trợ giúp gia đình, các vấn đề xã hội, giáo dục, làm ăn, sự tự tin).
(c) Hành thiền (bhavana) là một loại từ bỏ, thách thức phiền não (kilesa) – thói quen cá nhân của việc làm với tham muốn.
Trong tâm của chúng ta có các quan điểm như “chúng ta phải học”, chúng ta phải cố gắng nói hùng hồn, chúng ta phải làm việc”…mà không có những vấn đề như: “chúng ta phải nỗ lực làm việc thiện”, “chúng ta phải cúng dường (dana), “chúng ta phải giữ giới (sila), “chúng ta phải hành thiền (bhavana)”.
Khám phá sự thật (bố thí, trì giới, hành thiền) là đối diện với tham, sân, si thường xuyên theo miết các sự thật ngụy tạo hoặc các nhãn dán.
Chúng ta làm việc thiện (bố thí, trì giới, tham thiền) càng nhiều sức mạnh của vô tham, vô sân, vô si càng lớn.
Sức mạnh xả ly vô tham, vô sân, vô si đặc biệt liên quan đến tâm.
Con người có thể chỉ hiểu rõ về các đối tượng rõ ràng và nghĩ khả năng của họ là thật (ví như khả năng của diễn viên có thể được thấy trên màn ảnh). Trên thực tế, các khả năng có thể được thấy chỉ là các khả năng ngụy tạo, không có thực.
Chúng ta không hiểu được sức mạnh của sự xả ly (vô tham, vô sân, vô si). Như là, (1) sức mạnh xả ly đối với các sự thật ngụy tạo, tốt và xấu; (2) sức mạnh xả ly đối với những vấn đề thế gian. Đó là lý do tại sao chúng ta không dám từ bỏ các sự thật ngụy tạo.
Nếu như chúng ta dám từ bỏ, sức mạnh của sự xả ly sẽ trở nên lớn mạnh. Chỉ khi đó, sức mạnh của việc phá vỡ các truyền thống thế gian như là “làm ăn, học hành, cạnh tranh, trả thù” trở nên lớn mạnh hơn.