Thường có những giới hạn và hạn chế khi làm việc thiện như: cái gì, khi nào, ở đâu, ai và thế nào.
Trên thực tế, chỉ có con đường trung đạo khi làm việc thiện. Không chấp nhận ý nghĩ về việc cái gì đang diễn ra và coi đó là thực tại mà cũng không chấp nhận ý nghĩ là chẳng có gì cả và coi đó là thực tại. Không dính mắc vào việc làm việc thiện mà cũng không chối bỏ điều đó. Tức là không nên lấy bản thân làm trung tâm khi làm việc thiện hay làm với sự hiểu biết giới hạn mà cũng không nên tránh làm.
Mọi người có thói quen làm việc thiện với những hạn chế và sự ép buộc. Con đường trung đạo duy nhất (con đường thực sự làm các việc thiện) vượt lên trên những giới hạn và kiến thức. Để làm các việc thiện theo cách đúng đắn, cần thiết làm theo sự hướng dẫn xác thực của Phật, Pháp, Tăng.
Mọi người có khả năng làm các việc với những hạn chế như: Khi ở Rome, hãy làm như người Rome.
Ví dụ: Mọi người có những khả năng hạn chế dưới đây:
(a) Thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu
(b) Làm các việc thiện với những giới hạn
(c) Tránh xa làm các việc bất thiện với bản ngã
Nếu làm các việc thiện mà xoay quanh bản thân, không có sự hướng dẫn của Phật, Pháp, Tăng thì bạn sẽ không thể làm theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi). Con đường trung đạo duy nhất (con đường làm việc thiện thực sự) không bám víu và cũng không chối bỏ. Không dính mắc và cũng không bác bỏ.
Cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi) với sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng. Cố gắng làm việc thiện nhiều nhất có thể và bạn sẽ có khả năng làm nhiều như bạn đã từng làm. Nếu bạn không bao giờ thử, làm sao bạn có thể học làm điều đó?
Theo thói quen, chúng ta thường làm việc thiện với những hạn chế. Ví dụ, chúng ta làm việc thiện với ý niệm dính mắc hoặc coi việc thiện, việc bất thiện, người cúng dường, người nhận cúng dường, vật cúng dường là thực tại. Nói cách khác, chúng ta làm việc thiện với sự dính mắc vào những giới hạn.