Bài 11: Thời thiền sáng 04/03/2024

Tháng Tám 11, 2024
Thời gian đọc: 13 phút

Ngày 4/3/2024, chúng ta sẽ cùng nhau tọa thiền trong buổi sáng ngày hôm nay.

Chúng ta nên nhắm mắt lại để có thể xả ly khỏi sự dính mắc vào việc sử dụng đôi mắt để nhìn dưới ánh sáng, chúng ta càng có thể nhắm mắt bao nhiêu thì chúng ta càng có thể xả ly sự dính mắc vào việc sử dụng đôi mắt dưới ánh sáng để nhìn các cảnh vật mà chúng ta có thể nhìn thấy bấy nhiêu.

Đối với các bệnh nhân đang ở giai đoạn cận tử thì họ dính mắc vào việc mở mắt, họ muốn nhìn thấy cảnh sắc, bởi vậy nên họ cố gắng để có thể sử dụng đôi mắt của mình. Đó là lí do tại sao họ dính mắc vào việc mở mắt, họ không dám nhắm đôi mắt vì có sự dính mắc vào đôi mắt, nên 1 số bệnh nhân họ không muốn nhắm mắt lại bởi vì họ lo lắng rằng khi nhắm mắt thì sẽ không mở mắt ra được nữa. Đây là lí do chúng ta cần hiểu về việc sử dụng đôi mắt với việc chỉ sử dụng mà thôi mà không có dính mắc. Việc sử dụng đôi mắt với sự dính mắc thì rất nguy hiểm bởi vì có rất nhiều tác dụng phụ trong việc sử dụng đôi mắt với sự dính mắc.

Nếu như có vô minh thì sẽ có dính mắc xuất hiện, nếu như có dính mắc thì sẽ có vô minh xuất hiện. Nếu như chúng ta có thể biết càng nhiều về sự dính mắc của mình trong việc sử dụng đôi mắt thì theo cách này mình cũng sẽ giảm bớt đi những dính mắc trong tâm liên quan đến việc sử dụng mắt. Đây là cách thức chỉ để sử dụng mà thôi đối với đôi mắt. Chúng ta càng sử dụng đôi mắt của mình bằng sự thực hành càng nhiều bao nhiêu thì chúng ta có thể biết được sự dính mắc của mình trong việc sử dụng đôi mắt bằng sự thực hành chánh niệm và xả ly bấy nhiêu. Biết về dính mắc chính là chánh niệm, nếu chúng ta ko có nhắm mắt và kết hợp với thực hành thiền thì thật là khó để có thể hiểu được sự dính mắc của bản thân liên quan đến việc sử dụng đôi mắt và thực hành thiền. Đó là vô minh.

Dù mở mắt hay không, thực hành thiền hay không, đều là những nguyên nhân khác nhau của hành động, và sau đó sẽ có những kết quả hoặc hậu quả hoặc phản ứng khác nhau. Hiểu biết về nguyên nhân và kết quả, hoặc hành động và phản ứng, là sức mạnh của chánh niệm. Sự không hiểu biết về nguyên nhân và kết quả của hành động và phản ứng là nguyên nhân của vô minh.

Vì sự dính mắc vào đôi mắt hay cuộc sống của chúng ta, chúng ta không dám để mất đi đôi mắt hay cuộc sống của mình. Nếu chúng ta có thể xả ly khỏi đôi mắt hay cuộc sống của mình, chúng ta sẽ dám để mất chúng. Mọi hành động liên quan đến Phật Pháp và Tăng đều có ý nghĩa. Chỉ bằng cách thực hành, chúng ta mới có thể hiểu được thông qua trải nghiệm của bản thân. Đó là lý do tại sao chúng ta nên noi theo Đức Phật trong mọi hành động trên thân, khẩu, ý mà chúng ta có thể. Chúng ta nên noi theo mọi hành động thể chất, lời nói và tư duy của Đức Phật mà chúng ta có thể.

Trong cơ thể chúng ta, trong thiền đường này và bên ngoài thiền đường đều có nhiệt độ. Chúng ta cần phải chánh niệm về nhiệt độ thấp và cao của cơ thể chúng ta, thiền đường hoặc môi trường xung quanh để xả ly khỏi nhiệt độ hay sự nóng và lạnh. Nếu chúng ta đang làm việc, chạy bộ, làm việc nhà, ở nhà hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ tăng lên. Theo cách này, sẽ có mồ hôi trên cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta thực hành thiền với sự tĩnh lặng và yên lặng, nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng lên. Càng có thể ngồi và ở trong sự yên lặng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng  thấp hơn trước đây. Nếu chúng ta không thực hành thiền như vậy, sẽ khó để biết nhiệt độ cơ thể của mình. Chúng ta chỉ biết khi nhìn vào máy đo nhiệt độ. Nếu chúng ta không biết nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ của phòng hay môi trường thì chúng ta không thể điều chỉnh. Chỉ khi chúng ta biết nhiệt độ cơ thể của mình, nếu nó tăng lên, thì chúng ta có thể điều chỉnh cần thiết.

Bất cứ khi nào có ánh sáng, sẽ có nhiệt độ hoặc nhiệt lượng. Nếu không có ánh sáng, cũng sẽ có nhiệt độ nhưng sẽ không có sự nóng, mà là sự lạnh. Vì có bật đèn, nhiệt độ trong thiền đường này sẽ tăng lên, sẽ có nhiều nhiệt hơn. Vì tắt đèn trong phòng thiền này, nhiệt độ của phòng sẽ ngừng tăng lên cùng với ánh sáng. Nhưng đây là ban ngày, vì vậy mặt trời đang chiếu sáng nên nhiệt độ bên ngoài thiền đường sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao nhiệt độ trong thiền đường cũng sẽ tăng lên. Sẽ có nhiều nhiệt hơn vì ánh nắng mặt trời, không phải vì ánh sáng của đèn.

Như một người thiền sinh, chúng ta nên xả ly khỏi tất cả chúng sinh hữu tình và vô tình và tất cả thiết bị điện, công nghệ hiện đại, để chỉ sử dụng mà không có sự chữa lành và dính mắc trong tâm. Để xả ly khỏi nhiệt độ của sự nóng và lạnh, chúng ta cần phải chánh niệm trên nhiệt độ hiện tại, hoặc sự nóng và lạnh. Để chánh niệm về nhiệt độ hiện tại, chúng ta cần phải xả ly khỏi các đối tượng chánh niệm khác. Nếu chúng ta không thể xả ly khỏi các đối tượng khác, chúng ta không thể chánh niệm về nhiệt độ hiện tại. Nếu chúng ta không chánh niệm về nhiệt độ cơ thể của mình, hoặc nhiệt độ của phòng, môi trường, chúng ta không thể xả ly khỏi nó.

Đây là một số điểm về chánh niệm và xả ly dành cho những ai đang thực hành phương pháp thiền này. Vì bật đèn, nhiệt độ của phòng sẽ tăng lên. Vì tắt đèn, nhiệt độ của phòng sẽ giảm xuống, vì vậy chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn, ít nóng hơn trước đây. Đây là sức mạnh của chánh niệm và xả ly. Đối tượng thực hành thiền thực sự chính là tâm trí của khoảnh khắc hiện tại. Do đó, bằng cách thực hành chánh niệm và xả ly, chúng ta có thể để tâm trí hiện tại tồn tại một cách tự nhiên. Nếu chúng ta không thực hành chánh niệm và xả ly, tâm trí khoảnh khắc hiện tại của chúng ta sẽ có nhiều vô minh và dính mắc hơn. Theo cách này, tâm trí trong khoảnh khắc hiện tại sẽ không được bình yên, khỏe mạnh, giàu có và thịnh vượng. Dùng đèn hay không, sự nóng hay lạnh,… tất cả những điều kiện đối lập này không được chối bỏ hay dính mắc, mà chỉ để sử dụng hoặc không, trải nghiệm hoặc không, biết hoặc không biết, tất cả chỉ thực hành với chánh niệm và xả ly. Đây là sự hiểu biết đúng đắn và thực hành đúng đắn mà tất cả chúng ta nên cố gắng để đạt được thành công.