Câu hỏi: Qua những gì con được nghe, con tự rút ra được hướng thực hành như sau: Từ niệm hơi thở ban đầu, bây giờ con không nhất thiết phải hành theo các bước tuần tự. Biết thở vào, biết thở ra, biết thở dài, biết thở ngắn, biết toàn thân hơi thở.…. Con coi đó chỉ là chìa khóa để biết chánh niệm rồi tùy duyên, quán các hiện tượng ngay trên hơi thở. Đơn thuần chỉ biết mà thôi. Như thế con không bị căng cứng, đau mỏi. Xin thiền sư cho con hỏi hành như vậy có đúng không? Và xả ly, quán sinh diệt, vô thường là mấu chốt của niệm Pháp?
Mục đích của việc chúng ta Chánh niệm trên hơi thở là để giúp chúng ta có thể thiết lập định trên các hiện tượng thân tâm. Khi tâm an ổn, chúng ta sẽ phát hiện ra được bản chất của các hiện tượng sanh khởi trên thân tâm.
Nếu như chúng ta có thể thiết lập định một cách tương đối dễ dàng, chúng ta cũng không cần quá tập trung quan sát hơi thở thêm nữa.
Tuy nhiên nếu muốn, chúng ta có thể quan sát để thấy rõ được các chi tiết của hơi thở.
Đối với bản thân tôi, tôi quen Chánh niệm và ghi nhận các hoạt động của tâm. Tôi ít có thói quen Chánh niệm ghi nhận hơi thở. Chỉ khi nào chúng ta ngăn được sự quan tâm đối với việc mình đang làm thì việc hướng tâm của chúng ta mới trở nên tự nhiên.
Đối với việc hành thiền, chúng ta không chỉ hiểu qua lý thuyết mà chúng ta cần có những áp dụng, những công phu thực hành. Cả lý thuyết và sự thực hành đều chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để chúng ta dính mắc hay chối bỏ. Chúng ta cần tiến tới đạt được “chỉ để quan sát, chỉ để sử dụng mà thôi”. Chúng ta cũng đừng chấp chặt vào những điều chúng ta học được.
Hành thiền là điều cần thiết. Nhưng không phải để chúng ta chấp chặt vào sự thực hành hay dính mắc vào những kinh nghiệm của mình. Tất cả các Pháp không phải là cái gì đó, ai đó, không phải để dính mắc. Tất cả đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi.
Để có thể làm được điều đó, cần hướng tâm, thực hành để làm sao trong tất cả các hành động của mình “chỉ để làm mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để biết mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi”.
Nếu không thể đạt được chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để hành động mà thôi thì chúng ta luôn luôn có thói quen nắm bắt, chấp chặt vào tất cả các hành động. Chúng ta chấp chặt vào những điều mình biết được thì tiến trình này không bao giờ dừng dứt. Chính vì vậy, chúng ta biết – đơn thuần biết mà thôi.
Chúng ta phải thực hành nhưng cũng cần buông bỏ ngay sự thực hành.
Chúng ta sử dụng giáo Pháp, hiểu giáo Pháp nhưng cũng cần buông bỏ cả những điều chúng ta biết về giáo Pháp.
Trong quá trình thực hành, chúng ta cũng cần nhiều những kinh nghiệm xảy ra. Nhưng chúng ta cần biết cách buông bỏ đối với từng kinh nghiệm.
Thông qua việc thực hành, chúng ta cần cái biết trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng cần buông bỏ đối với những cái biết này.
Do những nhược điểm của chúng ta, chúng ta không thể biết mọi thứ. Nếu đi theo con đường Trung Đạo, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề nảy sinh.