“Ngày hôm nay đã có một số cán bộ từ phía chính quyền đến trung tâm bởi họ lo lắng cho chúng ta, cho những người già và người bệnh ở đây. Chính quyền ở Thanlyin muốn hợp tác với chúng ta để kiểm soát việc đi lại tự do. Họ biết về Thabarwa, về việc chúng ta đón nhận hầu hết những người cần sự giúp đỡ trong xã hội. Nếu chúng ta không đón nhận thì sẽ không có nơi nào cho họ trú ngụ. Chính quyền cho phép chúng ta tiếp tục nhưng họ muốn chúng ta phải cẩn thận thực hiện việc cách ly trong 2 tuần và đặc biệt là đối với những người trở về từ nước ngoài và những người ốm. Những người trở về từ những địa phương khác thì không thực sự cần cách ly; nhưng đa số người dân nghĩ cần phải cách ly bất kỳ ai từ xa trở về. Chính quyền nói không cần thiết; họ có thể tự cách ly tại nhà nếu muốn. Những điểm cách ly công lập không chấp nhận các trường hợp trở về từ các địa phương khác, đồng nghĩa với việc những khu vực đó chưa bị ảnh hưởng bởi virus. Nếu virus tấn công Thabarwa, chính quyền lo ngại nó cũng sẽ lây ra cộng đồng. Do vậy chúng ta cần cẩn thận ở lại trung tâm. Họ đề nghị chúng ta ở đây trong 2 hoặc 3 tuần, không đi ra ngoài, và không chấp nhận những người mới, trừ những trường hợp thực sự cần thiết. Chính quyền không gây khó dễ đối với những gì chúng ta đang làm, họ chỉ muốn phối hợp tốt nhất có thể.
Chúng ta bắt đầu di tản người đến những trung tâm Thabarwa khác từ hôm nay. Những người sống trong tòa nhà 119 sẽ chuyển đi hết trong một đến hai ngày tới. Nơi đó có thể được sử dụng cho những người mới đến. Những người địa phương trở về từ các vùng khác và từ các miền quê thì không đáng lo, chúng ta không cách ly nhưng sẽ theo dõi tình trạng của họ trong vài ngày. Chính quyền yêu cầu không tiếp nhận người mới, hạn chế tối đa việc đi lại. Chúng ta đã cho họ thấy việc cách ly mà chúng ta đang thực hiện tại khu vực trường Cao đẳng Phật giáo. Vì những chỉ dẫn này từ phía chính quyền mà hầu hết mọi người sẽ không di chuyển và từ chối đón khách. Chúng ta thì hiểu rõ mình nên sẽ tự chọn lấy cách phù hợp nhất cho trung tâm này. Chúng ta sẽ đóng cửa một phần trung tâm khi cần. Sẽ có những hệ lụy khi làm như vậy nhưng nếu chúng ta không làm, người dân xung quanh có thể sẽ lo lắng.
Trong nội thành ở thời điểm hiện tại, ngày càng nhiều người dân chọn ở nhà, nhiều cửa hàng đóng cửa, giá dầu giảm. Mọi thứ trở nên yên tĩnh, rất phù hợp cho chúng ta thực hành thiền một cách nghiêm túc hơn. Chúng ta đang thực hành chỉ-làm-mà-thôi và chỉ-không-làm-mà-thôi, phương pháp này luôn hữu dụng trong mọi hoàn cảnh. Những trung tâm khác thực hành trong giới hạn, do vậy họ vội vàng đóng cửa. Nhưng ở Thabarwa, chúng ta không lựa chọn cả đóng cửa lẫn mở của, mà cần phải linh hoạt để đón nhận những người thực sự cần và từ chối những người vẫn còn lựa chọn khác. Ngày càng nhiều người ở trung tâm này chọn việc tự cách ly và không đi ra ngoài, họ tin rằng đây là cách tốt nhất để ngăn chặn virus. Chúng ta nên nghiêm túc đợi trong khoảng 2 hoặc 3 tuần.
Câu hỏi: Bạch Sayadaw, con đang băn khoăn rằng, liệu ta có thể thuê thêm y tá có chuyên môn để chăm sóc bệnh nhân? Chúng ta có thể tìm tài trợ cho việc này. Con nghĩ là những y tá có chuyên môn thì tốt hơn chúng ta – những người tình nguyện. Cảm ơn ngài.
– “Tôi sẽ không chọn việc trả lương cho những y tá chuyên nghiệp và sẽ chỉ làm như vậy khi không còn lựa chọn nào khác. Nếu có thể lựa chọn, tôi sẽ chỉ sử dụng những người tình nguyện. Bởi vì việc thuê các y tá chuyên nghiệp rất dễ và phần lớn mọi người đang làm như thế. Sẽ có những hệ lụy, sẽ không có nhiều thiện tâm nếu chúng ta chọn những người y tá chuyên nghiệp thay vì những người tình nguyện. Tôi cũng biết rằng các hầu hết y tá sẽ không đồng ý làm việc ở đây bởi vì môi trường bệnh viện luôn có những nguyên tắc, những giới hạn còn ở đây thì không. Họ sẽ không chấp nhận điều đó và cảm thấy không an toàn khi làm việc ở Thabarwa. Họ thấy an toàn khi làm việc theo cách của bệnh viện. Trung tâm Thabarwa và bệnh viện vận hành theo những hệ thống khác nhau. Thêm vào đó là vấn đề về Pháp cùng việc thực hành thiện pháp, phần lớn các y tá không quen với việc này, họ không hiểu về Pháp và việc làm phước thiện nên họ không muốn làm việc ở đây. Đó là lý do rất khó để tạo ra một tổ chức đặc biệt như thế này, rất khó.”
Câu hỏi: Bạch Sayadaw, con muốn biết chính xác yêu của của chính phủ đối với Thabarwa?
– “Chúng ta cần đồng nhất với bên ngoài để phối hợp với họ. Có một vài ngôi chùa nổi tiếng đã xem xét đề nghị của chính phủ và đã đóng cửa. Các khu chợ và hồ bơi do nhà nước quản lý cũng đã đóng cửa. Họ muốn ngừng mọi hoạt động, không đi lại đây đó. Chính quyền đang cố gắng kiểm soát toàn bộ đất nước, từng ngôi làng. Họ muốn truyền thông điều này đến các ngôi làng. Gần như cả nước đang hợp sức với nhau để làm điều này. Đó là lý do chúng ta cũng cần phối hợp. Trong quá khứ chúng ta tự do và không có nhiều mối liên hệ với chính quyền; chúng ta tự quyết trong việc vận hành trung tâm Thabarwa như là một nơi tách biệt, không giống như các tổ chức khác. Còn bây giờ đây chúng ta có nhiều sự kết nối với chính phủ hơn. Sẽ có những hệ lụy của việc này, nhưng cũng sẽ có những điều tích cực. Trong tương lai, chúng ta có thể phối hợp nhiều hơn. Trung tâm này sinh ra không phải để làm việc theo cách đó, nhưng ở thời điểm hiện tại chúng ta cần phối hợp với chính quyền.”
Câu hỏi: Vậy còn chư tăng có còn được đi khất thực hay không?
– “Tôi cần đưa ra quyết định. Tôi biết trong tình trạng tệ nhất thì chúng ta sẽ không thể đi khất thực và phải dừng việc đó lại. Nhưng trong tình thế hiện tại, chúng ta chỉ cần giảm thiểu, để một vài tăng sĩ đeo khẩu trang và tiếp tục tiến hành đặt bát. Chúng ta cần tránh việc bị tổn hại về tâm, cần cẩn thận với sự sợ hãi, lo lắng hơn là virut. Vi-rút không thực sự nguy hiểm nhưng sự lo lắng, sợ hãi, sự nghi ngờ thì nguy hiểm hơn nhiều. Chúng ta đang tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể, còn virut không thực sự là vấn để. Bởi vì chúng ta không làm việc cho chính mình, do đó ta có thể buông bỏ tài sản, buông bỏ kiếp sống này; vi-rút không phải là trở ngại. Tham, sân, si mới luôn là vấn đề thực sự đối với chúng ta. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa người tu thiền và những cư sĩ bình thường khác.”
Câu hỏi: Bạch Sayadaw, ngài có muốn tạm dừng các hoạt động liên quan đến bệnh nhân như là thăm bệnh, vận động trị liệu và các hoạt động khác?
– “Cứ để Pháp vận hành, hãy thuận theo tình huống mà quyết định, chúng ta nên quan tâm nhiều vào việc hành thiền. Khoảng 2 hoặc 3 tuần, chúng ta nên chỉ xử lí những trường hợp khẩn cấp. Chúng ta nên hoãn việc thăm khám và vận động trị liệu bởi vì một vài nhân viên chính phủ đang ở đây để phối hợp với chúng ta. Mọi sự quan tâm đều đang đổ dồn về phía trung tâm vì đây là tổ chức năng động và có nhiều hoạt động nhất. Đó là lý do tại sao hoạt động lúc này là nguy hiểm, chúng ta cần giữ im lặng và sinh hoạt biệt lập. Đó là cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm. Virus đã làm thay đổi mọi thứ và đây là thời điểm nguy hiểm nhất với đất nước này. Tốt nhất là chúng ta nên an trú với chính mình. Riêng đối với trường hợp khẩn cấp, chúng ta cần điều trị. Bởi vì nếu không ai làm gì cả thì vấn đề cũng sẽ nảy sinh. Những chuyện này không phải là để tranh cãi, chỉ là việc mà chúng ta nên làm thôi. Nếu chúng ta có thể tuân thủ, thì chúng ta được an toàn cả về tâm lẫn về thân. Hiện nay trung tâm an toàn nhưng cái tâm của những người liên quan đến nó thì không. Đó là lý do chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm của những ai đang nghĩ về trung tâm này, không phải là vi-rút.”
Câu hỏi: Tôi thấy Ngài chỉ đang nhân nhượng trước nỗi sợ hãi của mọi người, ở đây không có ai bị bệnh hết! Tại sao chúng ta không thể tiếp tục thực hiện vật lý trị liệu như bình thường chứ? Cuối cùng vấn đề là cái gì?
– “Ban đầu, trung tâm không bị để mắt bởi chính phủ. Bây giờ thì chính phủ đã để mắt đến trung tâm bởi sự hiện diện của người nước ngoài và người già. Nếu dịch bệnh xảy ra đây, chắc chắn sẽ có nhiều người chết. Phần lớn mọi người trong cộng đồng tại các thành phố lớn đã gần như ngừng hoạt động. Chỉ có Thabarwa hoạt động thông qua việc khất thực, giảng pháp, trị liệu. Họ không đến từ trung tâm này nên họ không hiểu về chúng ta, họ chỉ quan sát phiến diện từ bên ngoài. Do vậy chúng ta cần phải phối hợp với họ, đây là mối quan hệ hợp tác. Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện các hoạt động thì sẽ có vấn đề giữa trung tâm và chính quyền. Chúng ta không muốn có sự bất đồng ở đây mà nên phối hợp với nhau. Nếu chính quyền không đến đây thì chúng ta có quyền tự quyết nhưng giờ họ đã thực sự để tâm đến chúng ta. Một vài cán bộ sẽ đến đây làm việc trong tuần này.”
Câu hỏi: Vậy Ngài có nghĩ rằng chúng ta nên nói chuyện với chính quyền và giải thích cho họ lợi ích và giá trị của công việc thiện nguyện dành cho những bệnh nhân? Nếu ta dừng lại, bệnh tình của họ có thể sẽ tiến triển xấu.
– “Có chứ, tôi muốn trình bày điều đó nhưng chưa có cơ hội. Họ không hứng thú với việc đó, họ luôn bận rộn. Còn bây giờ thì chúng ta có cơ hội để phối hợp, chúng ta có thể giải thích với họ về lợi ích của việc hỗ trợ trị liệu từ những tình nguyện viên quốc tế. Họ đang tỏ ra hứng thú với Phòng khám Vật lí trị liệu của người Việt Nam và đã đến tham quan. Họ còn hỏi liệu chuyên viên trị liệu có ở đây hay không, tôi đã trả lời là những chuyên viên trị liệu sống và thực hành thiện pháp ở đây. Họ ít khi quan tâm tới việc ta làm như thế, lại còn tỏ ra khá hài lòng. Ngoài xã hội thì không được như vậy, không có nhiều hoạt động xã hội và phần lớn mọi người ngoài kia làm việc vì tiền. Đó là lý do có những hệ lụy đối với tâm của họ.”
Câu hỏi: Con quan ngại đến việc nhổ nước bọt của người dân, ý con là người dân Myanmar không nên nhai trầu và khạc nhổ khắp nơi vì đó là cách virus phát tán. Con rất sợ mỗi khi nhìn thấy họ nhổ bã trầu xuống đường. Chúng ta có thể nhờ qúy sư và sư cô giải thích để họ ngừng việc đó lại được không?
– “(cười) Đó là một gợi ý hay nhưng đó cũng là một thói quen cố hữu và đã có từ lâu. Khó dừng lại nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Tôi cố gắng giải quyết vấn đề thông qua việc thực hành thiện pháp nhiều và nhiều hơn nữa. Điều này là an toàn, không có hệ lụy. Nếu chúng ta kiểm soát không cho phép khạc nhổ và uống rượu bằng những hình phạt thì sẽ hình thành nên khuôn phép. Nhưng nếu chúng ta nghiêm trọng hóa vấn đề và tập trung vào việc soi lỗi, chắc chắn sẽ có hệ lụy. Một số người không thể chịu đựng được, họ có thể bỏ đi. Như vậy thì chúng ta không thể có cơ hội giải quyết vấn đề thông qua việc làm thiện pháp một cách liên tục nữa. Chúng ta đã và đang làm thiện pháp, với mong muốn tập trung việc làm thiện pháp ngày càng nhiều. Chúng ta không cần tập trung vào những sai lầm của người khác. Đó là cách để giải quyết vấn đề, giải quyết tất cả các vấn đề bằng cách làm thiện pháp. Nó sẽ mất thời gian nhưng sẽ mang lại kết quả tuyệt vời.”