Câu hỏi: Thiền sư có nói về Chánh niệm hơi thở. Vậy phương pháp Chánh niệm hơi thở theo phương pháp quán Pháp Niệm Xứ là như thế nào? Thiền sư có thể hướng dẫn rõ về phương pháp thực hành cụ thể?
Chúng ta có thể Chánh niệm về hơi thở, Chánh niệm về tâm, hay Chánh niệm về sự khổ. Có nghĩa là chúng ta có thể Chánh niệm về bất cứ đối tượng nào.
Dưới góc nhìn của quán Pháp, chúng ta phải Chánh niệm, quan sát về những cái gì đang xảy ra vào thời khắc hiện tại. Đó chính là các Pháp đang sanh khởi và hoại diệt.
Nếu chỉ Chánh niệm hơi thở, biết thở ra, thở vô thì sự hay biết đó chưa phải là hoàn thiện.
Nếu có cái đau, chúng ta chỉ hiểu đơn thuần cái đau chỉ là cái đau thì đó là sự hiểu biết chưa hoàn thiện.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ biết rằng hoạt động của Tâm chỉ là hoạt động của Tâm, đó chưa phải là sự hiểu biết hoàn thiện.
Xét về mặt bản chất, Tâm không phải là cái gì đó, mà bản chất là luôn luôn có tính vô thường. Lý trí của chúng ta là sự thật do tâm tạo. Chính vì vậy mà sự hiểu biết thông thường của chúng ta cũng là do Tâm tạo. Và chúng ta chỉ sử dụng các sự thật do tâm tạo mà thôi. Dần dần, thông qua bền bỉ thực hành, chúng ta sẽ tiếp cận Sự thật Gốc. Mà bản chất của Sự thật Gốc là luôn luôn Vô thường.
Nếu chúng ta tiếp tục hiểu biết sai lệch về sự thật do tâm tạo thì chúng ta không thể nào hiểu được Sự thật Gốc. Quán Pháp là hiểu rõ về bản chất của các Pháp. Mà bản chất của các Pháp là luôn có tính vô thường.
Chúng ta không thể nào hiểu đúng, hiểu rõ về Pháp nếu như còn sự ham muốn. Dĩ nhiên là, trong chúng ta vẫn còn sự ham muốn. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự buông bỏ, xả ly đối với các ham muốn này.
Chúng ta hãy ngưng sự hướng tâm, chú ý của mình đối với các ham muốn đó. Chính vì do có sự dính mắc đối với xác thân này mà chúng ta có các ham muốn. Các vấn đề nảy sinh là do chúng ta hướng tâm đến sự ham muốn của mình. Như thế, chúng ta đang sử dụng một cách sai lầm các Sự thật do Tâm tạo.
Đức Phật luôn mong muốn tất cả các chúng sinh đều biết đến Pháp hành và có sự thực hành đối với giáo Pháp. Chính vì vậy, hành thiền là chúng ta đang làm theo chỉ dạy của Đức Phật.
Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường Trung Đạo. Nhưng chúng ta lại thường dính mắc với cái này hay cái kia, phương pháp này hay phương pháp khác, nơi này hay nơi kia…. Đi theo con đường Trung Đạo, chúng ta cần buông bỏ phương pháp này hay phương pháp kia, nơi này hay nơi kia, người này hay người kia…. Buông bỏ kể cả thời gian.
Dĩ nhiên là mỗi người chúng ta vẫn còn có sự ham muốn. Sự ham muốn bao giờ cũng có mặt. Chỉ để sử dụng mà thôi, có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ sự ham muốn này.
Chúng ta chỉ làm những điều cần phải làm, chứ không phải làm những điều muốn làm. Ăn những gì cần phải ăn chứ không phải ăn những gì chúng ta muốn ăn….. Chúng ta hành thiền vì chúng ta phải hành thiền chứ không phải hành thiền vì ham muốn hành thiền.
Nếu như chúng ta buông bỏ được sự hiểu biết sai lầm về các Sự thật do Tâm tạo, bao gồm các ham muốn của mình, thì dần dần, chúng ta sẽ hiểu được Sự thật Gốc.
Để hiểu được các hiện tượng đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại và hiểu được bản chất luôn luôn vô thường của các hiện tượng, chúng ta cần có được năng lực của sự buông bỏ, năng lực của sự xả ly rất lớn.
Như vậy, chúng ta hãy Chánh niệm về các hiện tượng Thân Tâm và buông bỏ đi các sự dính mắc của mình. Cũng như hiện nay tôi đang hướng dẫn cho quý vị cách chúng ta buông bỏ sự hiểu biết thông thường của mình.
Để hiểu được về sự hoại diệt nào đó thì không quá khó. Nếu chúng ta để ý, ghi nhận, quan sát về các hoạt động của Tâm thì sẽ nhận ra được sự vô thường của Tâm. Nếu chúng ta để ý về cái khổ thì cũng sẽ nhận ra được sự biến diệt của các sự khổ này. Và cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta để ý, ghi nhận về hơi thở thì sẽ nhận ra được sự biến diệt của hơi thở.
Những sự ghi nhận, hay biết này đều có sự dính mắc ở đó. Chúng ta dính mắc tới hơi thở, tới Tâm, tới sự khổ. Để buông bỏ những sự dính mắc này, cần có một sự ghi nhận đơn thuần đối với hơi thở, Tâm hay bản chất khổ.
Nếu có sự dính mắc trong khi ghi nhận hơi thở – Tâm – sự khổ thì điều chúng ta biết về sự vô thường chỉ là sự vô thường của của hơi thở, của Tâm, của sự khổ. Còn bản chất thực của sự vô thường chỉ là vô thường mà thôi. Không phải là vô thường của cái gì đó.
Đứng về mặt hiểu biết chung – như chúng ta đã biết – mọi thứ đều vô thường. Nếu hiểu như vậy, chúng ta sẽ có sự dính mắc vào sự vô thường này, là vô thường của cái gì đó, vô thường của hiện tượng nào đó.
Hiểu về vô thường của cái gì đó, hiện tượng gì đó thì không quá khó. Tuy nhiên, để hiểu được bản chất của sự vô thường, cần có sự xả ly đối với hiện tượng mà chúng ta quan sát. Cần có sự xả ly với cái gọi là Tâm, là Thân.
Tâm của chúng ta chỉ để sử dụng mà thôi, đừng quá chú ý tới cái gọi là Tâm. Chúng ta có thể ghi nhận Tâm mà không có sự dính mắc ở đó. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng mà thôi.
Để có thể đơn thuần sử dụng, cần luôn nhớ về sự thật rằng “chỉ để sử dụng mà thôi” và cố gắng xả ly sự dính mắc vào Thân hay Tâm. Chúng ta cần có sự chuyển đổi từ Sự thật do tâm tạo sang Sự thật gốc – hay còn gọi là bản chất của các Sự thật do tâm tạo. Tức là các sự thật này chỉ để sử dụng mà thôi.
Vì chưa có được thói quen Chánh niệm hay ghi nhận về Sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, ban đầu chúng ta có thể gặp khó khăn. Theo thói quen thông thường, chúng ta thường Chánh niệm về Thân và Tâm. Điều này không quá khó. Vì dính mắc vào các hành động truyền thống, vì vậy chúng ta chưa thể Chánh niệm, ghi nhận đối với việc chỉ để sử dụng mà thôi.
Nếu chúng ta không thể buông bỏ được sự dính mắc vào các Sự thật do Tâm tạo, thì chỉ có thể hiểu được sự vô thường của các Sự thật do Tâm tạo mà thôi. Và để hiểu được về Sự thật Gốc (mà bản chất của các hiện tượng này là luôn luôn vô thường) cần thiết phải có sự xả ly đối với tất cả các hiện tượng do Tâm tạo. Bản chất thực của các Pháp là tính chất luôn luôn vô thường. Chứ không phải là sự vô thường của các hiện tượng hay sự vật do Tâm tạo.
Không cần phải hành thiền chúng ta cũng có thể hiểu được sự vô thường của các hiện tượng do Tâm tạo. Mục đích của sự hành thiền là để giúp chúng ta hiểu được về Sự thật Gốc. Mà bản chất thực của Sự thật Gốc là tính chất luôn luôn vô thường.
Bản chất luôn luôn vô thường có năng lực của sự biết, năng lực của sự cảm nhận và năng lực của sự hành động. Những cái gọi là nóng lạnh, cứng mềm, đứng yên hay chuyển động là những năng lực của bản chất luôn luôn vô thường. Vì không hiểu được về bản chất luôn luôn vô thường, chúng ta cho rằng tôi biết, tôi cảm nhận, tôi thế này, tôi thế kia…
Quý vị tiếp nhận sự hiểu biết về các Sự thật này từ tôi. Thông qua sự thực hành của mình, quý vị sẽ có sự hiểu biết của riêng mình đối với các Sự thật này.
Thiền sư tại Ý năm 2018, hướng dẫn khoá thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Thabarwa nước Ý.