“Thiền là hành động của tâm, cần chánh niệm toàn thời gian. Chúng ta giữ chánh niệm cho bản thân chúng ta để thoát khỏi dính mắc đến người khác. Khi hành thiền, cần chánh niệm điều gì xảy ra bên trong thân và nội tâm. Đừng làm gì cả, ngoài trừ chánh niệm từng khoảnh khắc hiện tại. Tác ý chánh niệm từng khoảnh khắc hiện tại thì hữu dụng để bớt dính mắc vào các hành vi vô minh hiện tại.
Nếu không chánh niệm về bản thân, chúng ta sẽ hướng tưởng tới người khác hoặc việc khác. Hiểu về bản thân thì quan trọng hơn hiểu về người khác. Hãy thử tìm hiểu sự thật bên trong chúng ta. Cần chánh niệm về bản thân, về bất cứ việc gì đang làm và đang diễn ra, lấy đó làm đề mục chánh niệm.
Thực hành chánh niệm là trọn vẹn. Nếu con người chánh niệm, không ai phụ thuộc ai và không có gì để dựa dẫm vào. Với góc nhìn của Chơn Đế thì chỉ có nhân và quả của tự nhiên vô thường. Thực hành thiền rất hiệu quả để hiểu được Chơn Đế.
Tôi đang dạy về Chơn Đế với chánh niệm trong từng lời nói; còn các bạn khi nghe Pháp như thế này thì nên lắng nghe chánh niệm từng khoảnh khắc. Nghe hay nói đều có thể được dùng làm đề mục để chánh niệm. Khi ngồi thiền, chúng ta nên chánh niệm chính bản thân ta, nên ưu tiên tác ý chánh niệm. Đề mục chánh niệm có thể thay đổi theo thời gian nhưng hành động chánh niệm nên được duy trì liên tục. Bất cứ gì khởi niệm trong thân và tâm, rồi sẽ biến mất. Chỉ có quá trình sinh – diệt là không vô thường trong thân – tâm này.
Ai đó, cái gì đó, tôi hay bạn, của tôi hay của bạn, loài hữu sanh hay vô hữu sanh, thực tồn tại hay không là do tâm quyết định. Do tâm ta chấp nhận có sự tồn tại của loài hữu sanh và vô hữu sanh nên ta gọi đó là loài hữu sanh hay vô hữu sanh. Thật sự thì không có loài hữu sanh hay vô hữu sanh, chỉ có nhân và quả của tự nhiên vô thường. Chúng ta nên thử đừng giới hạn sự quan sát này để hiểu về tự nhiên vô thường. Trong đời sống thường ngày chúng ta nên chánh niệm trong từng hành động thân – khẩu – ý. Mỗi hành động đều là đề mục chánh niệm. Chánh niệm cho thân và khẩu thì dễ còn chánh niệm cho ý thì khó.
Do cái tâm này là để sử dụng toàn thời gian nên chúng ta cần hiểu về tâm. Không có cái tôi nào hay cái gì đó là vĩnh cửu, nhân và quả của tự nhiên vô thường là vĩnh cửu. Chúng sanh thường muốn kiếp sống này, người thân quen, tài sản là của ta mãi mãi nhưng đó là điều không thể. Thay vào đó, chúng sanh nên tìm hiểu tự nhiên vô thường mới mãi trường tồn. Chánh niệm trong từng khoảnh khắc, chánh niệm để hòa hợp với tự nhiên. Khi ngồi thiền, không cần chú tâm vào điều gì khác ngoài chánh niệm vào mỗi sát na bên trong thân – tâm này. Chúng ta nên hiểu thân – tâm này không là hữu tình hay phi hữu tình mà là hiện hữu của nhân duyên bởi tự nhiên vô thường.
Nếu tâm này tin rằng ta là một thực thể con người, tâm sẽ bắt đầu lo lắng về Coronavirus. Nếu chấp nhận rằng đây là hiện hữu của nhân duyên tạo bởi tự nhiên vô thường thì không gì có thể làm hại được ta. Luật nhân quả hay tự nhiên vô thường có sức mạnh vô lượng. Coronavirus thì vô thường, không-có-ta và không-là-gì-cả là vô thường. Chúng ta nên hành trì thiền tập để hòa nhập với tự nhiên vô thường. Kiếp sống này, thân xác này rồi cũng sẽ già, bệnh, chết nhưng nhân quả tự nhiên vô thường không bao giờ “”già, bệnh và chết””. Trong giới hữu sanh, con người là loài có sức mạnh hơn cả nhưng giới phi hữu sanh còn mạnh hơn con người. Không gì có thể tạo tác hay phá hủy giới phi hữu sanh. Không gì tạo tác nên tự nhiên hay chống nổi thiên tai. Tứ Diệu Đế hay luật nhân quả tự nhiên vô thường có sức mạnh vô đối. Không gì hủy hoại được Tứ Diệu Đế. Tâm của loài hữu sanh và phi hữu sanh có thể chuyển thành tâm của nhân quả tự nhiên vô thường.
Tỉnh thức hay biết đến ai hay cái gì đó thì không trọn vẹn, tỉnh thức hay biết đến nhân quả tự nhiên vô thường thì trọn vẹn. Ở những đất nước phát triển, nhiều người quan tâm đến gia đình và tài sản của họ. Họ cần chuyển đổi khả năng đó thành sự quan tâm đến nhân quả tự nhiên vô thường. Nếu chánh niệm tự thân được, chúng ta sẽ tập dứt bỏ dính mắc khỏi người khác. Nếu chánh niệm quá trình sanh diệt của vạn nghiệp trong thân và tâm, chúng ta sẽ diệt trừ dính mắc vào danh và sắc. Sự sanh diệt hay tự nhiên vô thường chính là Pháp (Dhamma) hay là Chơn Đế. Nếu thực sự nương tựa vào Pháp, Pháp sẽ độ trì cho chúng ta. Nương nhờ vào ai hay điều gì đó thì không hoàn toàn chắc chắn và bền vững; nương nhờ vào Pháp thì hoàn toàn chắc chắn và bền vững.”