Câu hỏi: Thưa Thiền sư. Xả ly là gì ạ? Chánh niệm và xả ly đi cùng nhau có nghĩa như thế nào ạ?
Bạn vừa cúng dường cho tôi và Trung tâm Thiền Thabarwa. Hành động này xảy ra, là bởi bạn có khả năng xả ly khỏi tài sản của mình. Nếu bạn không xả ly, chắc hẳn bạn sẽ không cúng dường tài sản của mình cho người khác.
Nếu bạn thấy tự mãn với sự cho đi của bản thân, đó là một dạng dính mắc.
Nếu bạn trông chờ kết quả tốt đẹp đến với cuộc đời bạn từ việc bạn cho đi cúng dường, bạn đang cho đi với sự dính mắc.
Nếu bạn không chắc chắn rằng các vật dụng cúng dường này có thực sự hữu dụng cho người thọ nhận hay không, thì sự không chắc chắn và lo lắng này cũng là 1 dạng dính mắc.
Cúng dường là sự cho đi tốt. Nhưng cho đi với dính mắc là không tốt.
Bất kể khi nào chúng ta cho đi, chúng ta nên cho đi trong chánh niệm. Và hãy ngay lập tức kết thúc sự dính mắc trong tâm của chúng ta.
Sự dính mắc gây ra bởi vô minh. Nếu chúng ta chánh niệm trong việc cho đi khi cúng dường, tâm ta sẽ ít sự dính mắc hơn.
Chúng ta nên chánh niệm bất cứ việc gì, điều gì chúng ta làm. Sự thực hành chánh niệm cho ta biết dính mắc trong tâm. Chánh niệm về điều dính mắc trong tâm, ta càng xả ly được sự dính mắc.
Việc cho đi trong chánh niệm chính là Nhân của sự xả ly trong tâm.
Sự cho đi và cúng dường với vô minh là nguyên nhân dính mắc trong tâm trí.
Thiện pháp với dính mắc không phải là tối ưu.
Thiện pháp với xả ly là tối ưu.
Bất cứ khi nào làm thiện pháp, bạn nên cố gắng xả ly. Xả ly ràng buộc lo lắng các vật cúng dường này sẽ được sử dụng ra sao. Xả ly cả cảm giác mãn nguyện hay chưa mãn nguyện khi cho đi những vật phẩm cúng dường này.
Chánh niệm đi cùng xả ly sẽ cho kết quả tốt đẹp.
Chánh niệm với dính mắc thì chưa đúng. Hành động của bạn trong lúc bạn làm thiện pháp vì vậy sẽ không được tự do mà bị ảnh hưởng.
Chánh niệm với xả ly là trọn vẹn.
Việc làm thiện pháp chỉ để làm mà thôi, không dính mắc, không có bám chấp trong tâm.
Chỉ làm mà thôi tốt hơn làm và cho đi với dính mắc.
Làm với chánh niệm và xả ly tốt hơn là làm với vô minh và dính mắc