Như thế nào là thiện pháp? Như thế nào là xả ly?

Tháng Tám 11, 2024
Thời gian đọc: 8 phút

Câu hỏi: Xả ly là gì?

Vì dính mắc mà quý vị ở trong xã hội, như mọi chúng sinh hữu tình khác. Bởi vì dính mắc vào đời sống thế tục nên quý vị cũng chỉ như một người thế tục. Trung tâm thiền rất hữu ích để xả ly khỏi vô minh và dính mắc bên trong của chính chúng ta. Quý vị càng ở lại và làm thiện pháp tại các trung tâm thiền thì quý vị càng có thể xả ly khỏi xã hội và những hoạt động xã hội. Nếu chúng ta có thể xả ly khỏi xã hội và đời sống thế tục thì chúng ta sẽ dễ dàng sống ở bất cứ đâu, làm bất cứ gì bằng chánh niệm và xả ly.

Câu hỏi: Tôi có thể thực hành chánh niệm và xả ly khi sống trong xã hội không?

Nếu quý vị có thể nỗ lực mạnh mẽ thì quý vị có thể làm được. Nhưng quý vị cần phải đến và thực hành trong các khóa thiền thế này thường xuyên. Quý vị cũng cần xuất gia gieo duyên nữa. Nhờ đó quý vị có thể xả ly khỏi xã hội và đời sống thế tục của mình.

Câu hỏi: Xin sư cho con biết thêm thế nào là thiện pháp, và thế nào là xả ly?

Bố thí, trì giới & hành thiền là làm thiện Pháp.

Bố thí là cho đi, giúp đỡ, tình nguyện phục vụ mọi người hay Phật – Pháp -Tăng.

Không cho đi, không giúp đỡ, không tình nguyện phục vụ mọi người hay Phật- Pháp – Tăng thì không phải là làm thiện Pháp.

Trì giới là giữ gìn giới hạnh. Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất say chính là làm thiện Pháp.

Sát sinh, trộm cắp hay phá hoại tài sản người khác, tà dâm, nói dối, dùng chất gây say, gây nghiện là làm ác pháp.

Giữ gìn giới hạnh là làm thiện Pháp. Phá vỡ giới hạnh là làm ác Pháp.

Thực hành giữ tâm trí, bình ổn & thanh tịnh là làm thiện Pháp.

Không thực hành giữ tâm trí bình ổn & thanh tịnh không phải là thiện Pháp.

Nếu không thực hành, rất khó để hiểu được thế nào là thiện Pháp. Càng thực hành, chúng ta càng hiểu rõ hơn về lam
thiện pháp và ác pháp.

Xả ly là đối lập của dính mắc. Cả hai trạng thái xả ly và dính mắc đều thuộc về tâm trí. Cả hai đều là hành động của tâm. Không hay biết về dính mắc và xả ly là vô minh, hay tà kiến, hay hiểu biết sai lầm. Hay biết về dính bắt và xả ly là chánh niệm, hay chánh kiến, hay hiểu biết đúng đắn.

Nếu có vô minh hay tà kiến hay hiểu biết sai lầm, thì sẽ có dính mắc. Nếu có dính mắc thì sẽ có vô minh, hay tà kiến và hiểu biết sai lầm.

Vô minh là nguyên nhân của dính mắc. Dính mắc lại là nguyên nhân của vô minh.

Nếu có chánh niệm thì sẽ có xả ly, nếu có xả ly thì cũng sẽ có chánh niệm.

Chánh niệm là Nhân của xả ly. Xả ly cũng lại là Nhân của Chánh niệm.

Có nhiều Vô minh & dính mắc hơn trong tâm thức của loài vật. Vậy nên trí khôn và năng lực của chúng bị hạn chế.

Có ít Vô minh & dính mắc hơn trong tâm trí loài người. Vậy nên trí khôn & năng lực của con người ít bị hạn chế hơn. Tuy vậy, vẫn là trí khôn & năng lực hạn chế.

Nếu chúng ta là loài vật, chúng ta sẽ không thể xả ly khỏi thói quen về lối sống, làm việc, ăn uống, quan hệ thể xác hay ngủ nghỉ. Vì vậy, loài vật không thể làm Thiền sinh, Sa di, tu nữ hay tỳ khưu.

Chúng ta là loài người. Vậy nên, chúng ta có thể xả ly khỏi những thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, quan hệ thể xác…. Nhờ đó mà ta có thể trở thành Thiền sinh, Sadi, tu nữ hay tỳ khưu. Nhờ đó, chúng ta có thể ở tại Thiền viện hay trung tâm thiền. Chúng ta cũng có thể giữ gìn giới hạnh, làm mọi loại thiện Pháp với Chánh niệm & xả ly.

Bởi vì dính mắc, Vô minh, tà kiến hay hiểu biết sai lầm mà chúng ta không thể hiểu về Chánh niệm & xả ly.

Chúng ta càng xả ly khỏi Tà kiến hay hiểu biết sai lầm thì chúng ta càng có thể hiểu biết về Chánh niệm & xả ly.

Tất cả những câu trả lời này đến từ sự thực hành của tôi. Nếu không thực hành thì bạn sẽ khó mà hiểu được.

Người đóng góp: