Quan điểm của đạo Phật về cầu nguyện & lòng biết ơn. Khi biết ơn thì có phải là dính mắc hay không?

Tháng Tám 11, 2024
Thời gian đọc: 6 phút

Câu hỏi: Trước đây khi thiền quán con thấy cảm thọ đau bên tai con sẽ theo dõi và thấy nó dịch chuyển trong cơ thể thì con quan sát. Nhưng khi áp dụng phương pháp của thiền sư, khi thấy đau như sau tai thì con buông nó, thấy nó hết đau ngay rất nhanh, con thấy nó rất hiệu quả so với cách quan sát di chuyển.

Việc này rất tốt, cứ tiếp tục.

Câu hỏi: Đối với đạo Phật là vô ngã. Còn các tôn giáo khác là đại ngã nên thường họ sẽ cầu nguyện một đấng tối cao nào đó để được điều gì đó. Xin Thiền sư cho biết quan điểm của đạo Phật về cầu nguyện & lòng biết ơn. Khi biết ơn thì có phải là dính mắc hay không?

Trong những tôn giáo khác, người ta chấp nhận có ai đó hay cái gì đó. Họ chấp nhận rằng có ai đó đặc biệt, có gì đó đặc biệt. Họ cần phải tin vào Đấng nào đó. Họ cần điều gì đó để làm. Đó là bởi vì sự dính mắc về ai hay cái gì trong tâm trí.

Khi chúng ta thực hành Vipassana, chúng ta phải chấp nhận Vô ngã.

Không có tôi. Không có ai. Không có cái gì. Không ai đặc biệt, mà chỉ là Nhân & Quả của bản chất vô thường.

Nếu có hành động đúng đắn, lời nói đúng đắn, cái nhìn đúng đắn & hiểu biết đúng đắn, thì sẽ có những phản hồi đúng đắn, những trải nghiệm tốt đẹp.

Nếu có những hành động sai trái, xấu xa, thì chắc chắn sẽ có hậu quả sai trái, xấu xa.

Cả hai việc hành động & phản hồi đều được tạo nên từ bản chất vô thường luôn mới, chứ không phải là do ai, cái gì, mà chỉ là bản chất vô thường.

Bằng cách này, với tư cách là thiền sinh, chúng ta có thể cầu nguyện vì điều gì đó hay ai đó mà không bám giữ hay dính mắc trong tâm trí.

Việc cầu nguyện vì ai hay cái gì với sự vô minh và dính mắc thì không hiệu quả cho mấy. Không phải là cách tốt nhất.

Khi cầu nguyện cho ai hay điều gì với Chánh niệm & xả ly, đó là điều tốt nhất chúng ta có thể làm. Điều đó rất có hiệu lực.

Là thiền sinh, chúng ta nên hiểu rằng chính những hành động trên Thân – Khẩu – Ý của chúng ta trong quá khứ & hiện tại đang tạo ra những hệ quả hay kết quả tốt – xấu cho chính chúng ta. Không ai & không thứ gì có thể thay đổi mỗi hành động & hệ lụy, hay Nhân & Quả của bản chất vô thường.

Chỉ qua việc không làm các điều xấu, làm các điều tốt đẹp, thực hành giữ tâm bình ổn và thanh tịnh, nhờ vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn những nghiệp xấu trổ quả.

Ngay cả khi chúng ta không thể ngăn chặn nghiệp xấu, chúng ta vẫn có thể kham nhẫn được chúng.

Nếu chúng ta không nhẫn chịu được các cơn đau, cơn giận, cơn đói, hay tuổi già, bệnh tật, chết chóc…. thì những điều này sẽ khiến tâm chúng ta phiền nhiễu. Nếu chúng ta có thể xả ly hay kham nhẫn được những trải nghiệm không hay này, chúng sẽ không còn là trải nghiệm tồi tệ trong tâm trí nữa.

Cầu nguyện hay không cầu nguyện, biết ơn hay không biết ơn, thì cũng chỉ để làm hay không làm mà thôi, không phải để tâm trí chối bỏ hay tham đắm vào những hành động đối lập này.

Người đóng góp: