Làm thế nào để sống một cuộc đời có ý nghĩa?

Tháng Tám 11, 2024
Thời gian đọc: 9 phút

Câu hỏi: Cuộc sống của con có rất nhiều sự thuận lợi may mắn công việc, tiền bạc, quan hệ… nên con là người vô lo vô nghĩ, là người chưa chủ động lên kế hoạch mục tiêu cho cuộc đời mình & mọi người xung quanh. Khi biết đến Phật Pháp, bản thân con nhận ra nhiều điều tốt đẹp để giúp mình và mọi người. Con có khả năng và ý tưởng tốt. Nhưng khi thực hiện lại thiếu kỷ luật & tập trung. Con hay dễ duôi. Mong Thầy cho con một lời khuyên để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Khi giúp mọi người, con cảm thấy rất vui và hạnh phúc thưa Thầy.

Trong xã hội có nhiều giới hạn, luật lệ & quy định. Bất cứ công việc hay môi trường nào cũng có giới hạn, hạn chế & ranh giới.

Mọi người đều có thói quen làm việc trong giới hạn, rất khó hành động & làm vượt lên trên giới hạn.

Thực ra, khi chúng ta làm việc với cộng đồng, việc đặt ra giới hạn quy định là cần thiết.

Ví dụ: Trường học, chợ, tổ chức nào đó…. đều sẽ đặt ra giới hạn quy định. Chúng ta không chối bỏ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên dính mắc vào giới hạn, quy định hay luật lệ đó.

Chúng ta đến với Thế giới này chỉ có khoảng thời gian mà thôi. Đến một ngày nào đó nhất định sẽ phải ra đi.

Trí thông minh của chúng ta có giới hạn, năng lực của chúng ta cũng có giới hạn.

Tuy nhiên, vì chúng ta là con người có khả năng tu tập để nới rộng giới hạn của bản thân mình, tiếp tục phát triển hơn nữa. Nên chúng ta hãy cố gắng làm những điều mà chúng ta nghĩ chúng ta không thể làm, không đủ khả năng & năng lực để làm.

Chúng ta hãy cố gắng hiểu những gì chúng ta chưa từng có thể hiểu. Đồng thời, đừng quên cố gắng nỗ lực tiếp tục làm thiện pháp. Hãy cố gắng làm thiện pháp không giới hạn để nới rộng hơn nữa khả năng của mình.

Tôi dạy thiền đã hơn 21 năm.

Tôi mở Trung tâm Thiền đầu tiên vào năm 2007. Tới nay, tôi đã mở gần 130 Trung tâm Thiền trên toàn Thế giới.

Tôi xử lý các vấn đề liên quan đến người khác, không phải bản thân tôi. Tôi có xử lý được hay giúp đỡ được tất cả mọi người không, đối với tôi không thật quan trọng. Quan trọng nhất là, tôi đã luôn luôn cố gắng & sẽ không bỏ cuộc trong việc cố gắng giúp đỡ mọi người.

Có những người tôi giúp được. Nhưng cũng có những người tôi không giúp được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với tôi vẫn là, tôi sẽ luôn chú trọng giúp đỡ mọi người giải quyết vấn đề của họ. Điều này mới là quan trọng nhất.

Trải qua hơn 20 năm thực hành, giờ đây, tôi đã có khả năng hướng dẫn mọi người thực hành thiện Pháp giống như tôi. Ngày càng có nhiều người trong xã hội muốn tới sống tại Trung tâm Thiền Thabarwa lâu dài để làm thiện Pháp giống như tôi. Hoặc sẽ vẫn sống ngoài đời, nhưng sẽ không từ bỏ việc làm thiện Pháp.

Nếu bạn muốn hay đổi tâm thức lâu dài, bạn có thể tới Trung tâm thiền của tôi để hành thiền & hành thiện trong Chánh niệm & xả ly.

Khi chúng ta thực hành thiền, chúng ta cần Chánh niệm trong mọi khoảnh khắc – nơi chốn – thời gian – địa điểm….cho đến khi chúng ta qua đời. Đừng dính mắc vào khoảng thời gian hữu hạn như: Giây – Phút – Ngày – Tháng – Năm. Hãy vượt lên trên mọi giới hạn. Hãy thực hành vượt trên giới hạn của chính bản thân mình.

Đừng nghĩ mình cần hành thiện & hành thiền trong khoảng thời gian hữu hạn nào đó như một vài tháng, một vài năm. Hãy hành thiện & hành thiền trong từng khoảnh khắc hiện tại.

Bất cứ gì việc chúng ta làm, bất cứ thiện pháp chúng ta nào chúng ta làm, nên làm với Chánh niệm & xả ly trong từng khoảnh khắc. Cho dù chúng ta làm việc gì – với bất cứ ai – bất cứ tình huống nào – ở bất cứ nơi đâu, hãy giữ Chánh niệm & xả ly nhiều nhất có thể.

Bằng cách thực tập kiên trì này, chúng ta sẽ không có thời gian để lười biếng, dễ duôi.

Thông thường, mọi người trong xã hội không làm thiện Pháp không giới hạn được như vậy. Nếu chúng ta cố gắng làm thiện Pháp vượt lên giới hạn của mình, theo thời gian, chúng ta sẽ thuần thục hơn. Và cũng từ cái Nhân lành này, tâm trí & cuộc sống của chúng ta sẽ dần thay đổi.

Nếu bạn có thể chân thật thực hành như những gì tôi hướng dẫn, sự dễ duôi chắc chắn sẽ không còn là trở ngại với bạn nữa.

Trả lời câu hỏi của Phật tử vào mùng 7 Tết tại Thiền viện Di Đà

Người đóng góp: