Bài 4: Hiểu biết của vô minh & dính mắc và hiểu biết của chánh niệm & xả ly

Tháng Bảy 1, 2024
Thời gian đọc: 14 phút

Giờ chúng ta hành thiền cùng nhau để chiến đấu lại vô minh và dính mắc của chính mình.

Để xả ly khỏi những gì đã biết thì chúng ta nên chấp nhận trong tâm những gì mình chưa biết. Hầu hết thiền sinh đều không biết rõ lắm về bản chất của hành thiền chánh niệm và xả ly. Tôi đã và đang dạy về vô minh và hiểu biết sai lầm liên tục trong 20 năm nay, nhưng hầu hành giả thiền sinh gặp khó khăn trong việc chấp nhận giáo huấn của tôi về vô minh, thiếu hiểu biết của chính tâm mình.

Nếu chúng ta không thể xả ly khỏi những gì mình biết thì chúng ta không thể hiểu về vô minh và những hiểu biết sai lầm trong tâm mình. Chúng ta hay nghĩ rất tốt về mình, nên khó mà nghĩ tốt về người khác được. Giờ đây chúng ta nên nghĩ tưởng cao đẹp về Phật Pháp Tăng, để xả ly khỏi những suy nghĩ tự mãn về bản thân mình.

Bởi vì sự dính mắc vào những gì mình biết nên chúng ta không thể chấp nhận những gì mình chưa biết. Có những điều chúng ta biết và có những điều chúng ta chưa biết. Chúng ta chỉ nên đơn thuần biết hay không biết mà không chối bỏ hay dính mắc trong tâm.

Các nhà khoa học và các nhà tâm lý cũng khám phá ra rằng có tâm ý thức và tâm vô thức. Chúng ta biết về tâm ý thức nhưng chúng ta không biết về tâm vô thức của mình. Bởi vì dính mắc vào tâm ý thức nên chúng ta chối bỏ tâm vô thức của mình. Việc chối bỏ hay dính mắc vào hai loại tâm này đều sai lầm. Việc sử dụng mà không chối bỏ hay dính mắc vào hai loại tâm này là đúng đắn. Tâm tỉnh thức hoặc hay biết thì dễ để hiểu. Tâm vô thức hay tâm không hay biết thì rất khó hiểu. Còn dính mắc vào cái tâm hay biết thì dễ hiểu. Dính mắc vào cái tâm không hay biết thì khó hiểu.

Hầu hết chúng sinh hữu tình đều chỉ đang sử dụng phần tâm họ biết và chối bỏ phần tâm họ không biết. Nhưng nhân tố tạo tác thực sự chính là phần tâm không biết, hay vô minh và dính mắc. Tâm không biết hay vô minh, hay hiểu biết sai lầm, có thể ví như người cha, còn dính mắc tương tự như người mẹ. Chính vô minh và dính mắc của chúng ta mới là cha mẹ thực sự tạo nên cuộc đời tốt-xấu của chúng ta. Bởi vì không biết về chính sự vô minh và dính mắc của mình nên chúng ta không thể đạt được những gì mình muốn, không trở thành người chúng ta muốn thành. Chỉ khi chúng ta thực hành thiền chánh niệm và xả ly thì chúng ta mới biết được vô minh và dính mắc của chính mình và người xung quanh. Nhờ đó chúng ta có thể tạo nên cuộc sống như mong muốn nhiều hơn.

Đối tượng thực thụ của chánh niệm chính là sự vô minh và dính mắc của chính mình, vô minh và dính mắc là đối tượng cần quan sát trong giây phút hiện tại này.

Chúng ta nên nỗ lực để biết những gì mình chưa biết nhiều như những gì mình đã biết. Quý vị có thể chỉ biết mình dựa trên vô minh và dính mắc. Giờ quý vị nên biết mình bằng chánh niệm và xả ly. Hiểu biết dựa trên cấp độ của vô minh và dính mắc thì hoàn toàn trái ngược với chánh niệm và xả ly.

Cho rằng bản thân là một con người là người đàn ông hoặc là người đàn bà, sống hay chết thì tất cả đều dựa trên vô minh và dính mắc hoặc tà kiến suy nghĩ sai lầm. Hiểu biết tất cả chỉ được tạo ra từ nhân và quả, của bản chất vô thường luôn mới thì chính là chánh niệm và xả ly.

Chánh niệm và xả ly hiểu rằng chúng sanh hữu tình hoặc chúng sanh vô tình là không là gì cả không có ai, không có gì, tất cả chỉ là những vòng lặp lại của nhân và quả theo bản chất vô thường luôn mới. Cái hiểu theo góc độ của chánh niệm và xả ly chỉ sử dụng mà thôi không có dính mắc hoặc chối bỏ ở trong tâm.

Đối với cấp độ của vô minh, dính mắc khi hiểu về chúng sinh hữu tình và chúng sinh vô tình thì sẽ có tốt và xấu, đúng và sai, có người được giáo dục và chưa được giáo dục, nhưng tất cả những khái niệm này chỉ để sử dụng mà thôi không dính mắc, không chối bỏ. Chúng ta nên hiểu về hai cấp độ vô minh dính mắc và chánh niệm xả ly chỉ để sử dụng mà thôi để không chối bỏ ở trong tâm.

Thời gian nơi chốn con người các điều kiện hoàn cảnh tất cả những người này cũng chỉ để sử dụng mà thôi không có dính mắc hoặc chối bỏ ở trong tâm. Quy định luật lệ tiền bạc và công nghệ tất cả những điều này cũng chỉ để sử dụng mà thôi không có dính mắc hoặc chối bỏ ở trong tâm.

Sử dụng với vô minh và dính mắc là điều chúng ta đã và đang quen làm. Nó không có kết thúc. Chính vô minh và dính mắc của chúng ta chính là người sáng tạo thật sự của vòng sinh tử luân hồi. Thật ra chỉ có phòng lặp của nhân và quả được tạo ra bởi bản chất vô thường thì mới thực sự hiện hữu. Còn những kiếp sống luân hồi khác nhau thì nó không thật sự hiện hữu, không có thật.

Chính vô minh và tham ái đã che dấu đi sự thật về nhân và quả của bản chất vô thường. Chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, chúng ta đang đi đâu, điều gì đang xảy ra trong chúng ta tất cả những cái này thì nó không quan trọng. Điều thực sự quan trọng là làm và chỉ làm mà thôi với chánh niệm và xả ly trong giây phút hiện tại.

Trong khi ngồi thiền, chúng ta nên từ từ khép mắt lại thả lỏng cơ thể và tâm trí. Chúng ta cần sử dụng đôi mắt và tâm trí của mình một cách nhẹ nhàng và thư thái không có bất kỳ một sự thúc giục nào. Khi tâm trí nhẹ nhàng thư thái thì những hành động trên thân và khẩu cũng nhẹ nhàng và thư thái.

Khi các hành động qua thân, cũng như qua khẩu được nhẹ nhàng thư thái thì tâm của chúng ta sẽ luôn an ổn. Cả thân thể và tâm trí của chúng ta cần phải được giữ một cách nhẹ nhàng. Chúng ta cần giữ chánh niệm trong bất cứ cái gì mà chúng ta làm.

Mỗi hành động sinh khởi trên thân và tâm đều cần phải giữ chánh niệm. Để có thể chỉ làm mà thôi thì chúng ta cần loại bỏ hoặc ngừng hẳn những hành động trên thân và tâm. Cả việc làm hoặc không làm mà thôi thì nó cũng được dùng để hiểu chỉ làm hoặc không làm mà thôi, không có dính mắc hoặc chối bỏ trong tâm.

Khi chúng ta đang thực hành như thế này thì chúng ta cần phải xả ly khỏi các tình huống đối lập như là: dễ dàng hoặc khó khăn, ngắn hoặc dài hạn, thất bại hoặc thành công, hiểu hay không hiểu. Tất cả những tình huống xảy ra như vậy cũng chỉ để sử dụng mà thôi mà không có dính mắc hay chối bỏ ở trong tâm.

Tâm có thể đang thay đổi theo thời gian. Cả cái tâm ham thích thực hành thiền cũng như là tâm không ham thích thực hành thiền thì cũng chỉ để sử dụng mà thôi không dính mắc, không chối bỏ trong tâm.

Chúng ta cần phải thay đổi sự kiểm soát tâm bởi vô minh và dính mắc trở thành chánh niệm và xả ly. Chúng ta cần chống lại sự kiểm soát của vô minh và dính mắc bằng cách nương tựa vào hồng ân Tam bảo: Phật Pháp Tăng.