Câu hỏi: Trong lúc con rửa chén bát, thấy cánh tay và những ngón tay làm việc rửa chén. Đó là Thân. Còn Tâm làm việc điều hành và hay biết sự rửa chén. Thọ là việc cảm nhận sự nặng, nhẹ và trơn, nhám của cái chén. Còn về sự cử động và chuyển động của cánh tay và các ngón tay trong lúc rửa chén có phải là Pháp? Kể cả nguyên động lực tạo nên sự cử động của thân cũng là Pháp phải không? Xin Thiền Sư chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Với bản thân tôi, khi thực hành Chánh niệm trong các sinh hoạt hàng ngày, tôi thường để ý ghi nhận các hoạt động của Tâm. Nếu không Chánh niệm đối với Tâm, không ghi nhận được các hoạt động của Tâm thì chúng ta sẽ ghi nhận rất nhiều các hoạt động bên ngoài. Tôi hiểu rằng dính mắc sanh khởi từ Tâm. Do đó, Chánh niệm trên các hoạt động của Tâm sẽ giúp buông bỏ được các dính mắc này.
Tôi không thực hành cũng như không hướng dẫn Thiền sinh quan sát một cách quá chi tiết các đối tượng. Các đối tượng trong việc quan sát mà tôi hướng dẫn Thiền sinh là các hoạt động của Tâm, là Pháp. Tôi chỉ hướng dẫn cho thiền sinh những điều cốt yếu, quan trọng nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể Chánh niệm đối với bất kỳ hoạt động nào. Tuy nhiên, điều thiết yếu cần ghi nhớ, Chánh niệm đơn thuần chỉ là một hành động, đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc.