Xả ly khỏi người khác và xả ly khỏi chính mình

Tháng Chín 25, 2023
Thời gian đọc: 9 phút

Là thiền sinh mới, chúng ta cần chánh niệm trên chính bản thân hay thân và tâm của mình, để xả ly khỏi người khác. Chúng ta càng có khả năng chánh niệm trên bản thân trong từng khoảnh khắc hiện tại, chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi người khác, người khác ở đây là gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xung quanh.

Bởi vì dính mắc mạnh mẽ vào người khác, chúng ta khó có thể chánh niệm trên chính bản thân mình. Chúng ta cần xả ly cả về thể chất lẫn tinh thần. Xả ly về thể chất tức là không sống cùng nhau ở nhà hoặc một nơi nào đó trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài, càng nhiều càng tốt. Xả ly về tinh thần tức là chỉ chánh niệm trên thân và tâm của mình cho dù đang sống với người khác ở cùng một nơi.

Chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi người khác, chúng ta càng có khả năng chánh niệm trên thân và tâm của mình. Chúng ta càng có khả năng chánh niệm trên thân và tâm của mình, chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi người khác.

Hành thiền thực sự là hành động chánh niệm và xả ly cả về thể chất và tinh thần trong mỗi khoảnh khắc hiện tại. Việc chúng ta và người khác sống cùng nhau hay sống xa nhau hay gần nhau chỉ là những đối tượng để chánh niệm. Gần hay xa không quá quan trọng.

Đối với người không hành thiền, chỉ bản thân họ mới quan trọng, người khác có thể không quan trọng. Đối với người không hành thiền, việc sống cùng nhau có thể quan trọng, việc không sống cùng nhau có thể là khó khăn. Đối với người hành thiền, chúng ta cần nhấn mạnh vào việc thực hành chánh niệm và xả ly trên mỗi khoảnh khắc hiện tại. Đó là việc quan trọng duy nhất cần làm.

Nếu chúng ta có khả năng chánh niệm trên chính mình, chúng ta nên nhấn mạnh chánh niệm về nama và rupa hay bản chất vô thường luôn mới trong thân và tâm của mình. Đây chính là cách thực hành xả ly khỏi thân và tâm hay bản thân mình. Chúng ta càng có khả năng chánh niệm về nama và rupa hay bản chất vô thường luôn mới, chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi thân và tâm của mình. Chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi thân và tâm của mình, chúng ta càng có khả năng chánh niệm về nama và rupa hay bản chất vô thường luôn mới.

Chúng ta cần xả ly cả về thể chất lẫn tinh thần. Để xả ly khỏi thân và tâm của mình hoặc bản thân về thể chất, chúng ta cần chấp nhận cái chết của mình. Chúng ta nên chấp nhận rằng chúng ta phải chết, chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào. Khi chúng ta chết, thân và tâm của chúng ta sẽ bị hủy hoại và không còn nữa. Nếu chúng ta có thể chấp nhận cái chết của chính mình, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận cái chết của người khác.

Để có thể xả ly khỏi bản thân hay thân và tâm của mình, chúng ta cần biết sự thật về thân và tâm, rằng không có ai đó hay cái gì đó hay thời gian hay nơi chốn nào đó, tất cả chỉ là nhân và quả của bản chất vô thường luôn mới. Chúng ta càng biết về sự thật về bản thân rằng bản thân chỉ là nhân và quả của bản chất vô thường luôn mới, chúng ta càng xả ly được khỏi bản thân hay thân và tâm của mình. Chúng ta càng xả ly khỏi bản thân, chúng ta càng hiểu về sự thật về nhân và quả hay hành động và phản ứng của bản chất vô thường luôn mới.

Dính mắc vào tình yêu, tiền bạc, danh vọng, chất kích thích, cũng như vào các hành động xấu, tất cả các vấn đề liên quan đến sự dính mắc rất khó có thể giải quyết trong xã hội ngày nay. Việc thực hành chánh niệm và xả ly thực sự rất hữu ích để xả ly khỏi mọi loại dính mắc của chúng ta.

Nếu chúng ta có khả năng chánh niệm về nama và rupa hay bản chất vô thường luôn mới, chúng ta nên nhấn mạnh chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi với chánh niệm và xả ly, để có thể xả ly khỏi nama và rupa hay bản chất vô thường luôn mới. Chúng ta càng có khả năng chánh niệm, có thể chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi trong khi thực hành thiền, chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi nhân và quả và bản chất vô thường luôn mới. Chúng ta càng có khả năng xả ly khỏi nhân quả và bản chất vô thường luôn mới, chúng ta càng có khả năng hiểu và thực hành việc chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi với chánh niệm và xả ly.

Chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi với chánh niệm và xả ly chính là con đường trung đạo duy nhất hay còn gọi là bát chánh đạo. Để chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi, chúng ta phải luôn luôn chánh niệm trên cả thân, khẩu, ý của mình.

Thời hướng dẫn hành thiền sáng 25/09/2023 – Thiền sư Ottamathara – Chùa Pháp Vân, Hà Nội

Người đóng góp: