Chánh niệm giúp vô minh không sinh khởi – Nhân quả của dính mắc và khổ đau, xả ly và giải thoát

Tháng Hai 22, 2020
Thời gian đọc:

“Chánh niệm tạo nên duyên lành. Khi tác ý chánh niệm hành vi nào thì lấy đó làm đề mục để chánh niệm. Nếu tinh tấn chánh niệm tại mỗi khoảnh khắc hiện tại, thói quen chánh niệm sẽ dần được hình thành. Nếu không chánh niệm, các vô minh hay cái hiểu sai, hiểu lầm sẽ khởi sinh không ngừng. Chúng ta đã quen với sai lầm rằng của tôi hay của bạn là thật, ai đó hay tôi hay bạn là thật. Nhưng, sự không hiểu về Chơn Đế, sự vô minh hay cái hiểu sai, hiểu lầm mới là cái thực tồn tại. Là 1 vị sư, tôi luôn bận rộn toàn thời gian để giải quyết các vấn đề gây bởi vô minh hay cái hiểu sai, hiểu lầm, không nhận biết được nhân quả, không phân biệt đúng sai, không hiểu về vô ngã, không hiểu về thiền. Hành thiền thì dễ nhưng hiểu về thiền không dễ. Biết về ngũ giới gồm không trộm cắp, không nói dối, không sát sanh, không tà dâm, không sử dụng chất kích thích là thế nhưng hiểu được sự thật của việc trì giới thì khó. Thọ giới sẽ thực được độ trì, được bảo vệ. Hành thiền nghiêm túc sẽ giúp tâm trong sạch và tĩnh lặng.

Sự thật về hạnh bố thí là cho đi, là xả li. Tối qua, chúng tôi ghé thăm ngôi nhà mà một quý sư cô phát tâm cúng dường. Sư cô sống một mình trong căn nhà đó nên phát nguyện để nơi này phục vụ cho các khóa thiền. Quý sư cô có ý định xuất gia hai năm tới. Ngôi nhà cô ấy cúng dường gần nhà của vị thí chủ cúng dường chiếc xe. Ngoài ra, gần đó có một ngôi chùa hệ phái Mahayana thanh tịnh. Trụ trì cho người nghèo mượn không gian mà không trả khoản phí nào. Ngôi chùa đã có hạ tầng đầy đủ, có không gian xung quanh rộng rãi để hành thiền. Có thể sử dụng cho các khóa tu trong 2, 3 tháng liên tục. Nếu chúng ta cần nơi này lâu hơn thì phải có sự chấp thuận của trụ trì. Tối mai, theo kế hoạch, chúng ta sẽ ghé thăm và thỉnh chuyện quý sư. Ngài ấy làm nhiều thiện pháp, ngài ấy còn có một trung tâm khác nữa nhưng không có người coi sóc. Trong năm 2020 này, chúng ta đang làm nên một khóa thiền tại nơi này, hành thiện pháp trấn áp coronavirus đang hoành hành khắp thế giới. Chúng ta đang hành loại thiện pháp cấp bách nhất lúc này, bởi vậy chúng ta sẽ gặt hái được nhiều quả lành. Đến hiện tại thì chúng ta được cúng dường 1 chiếc xe. Bên cạnh đó sẽ sớm hữu duyên với 1 chiếc xe nữa cho Thabarwa Malaysia và 1 nơi chốn phù hợp để mở thêm Thabarwa Malaysia mới. Nhiều năm qua chúng ta vẫn tác ý tìm kiếm ở gần Kuala Lumpur và nay được cộng lực bởi những phước báu to lớn trong đợt coronavirus, chúng ta nhất định sẽ thành tựu vô lượng sanh. Chúng ta sẽ đi Singapore theo nhóm hơn trăm người thực hiện khóa thiền ở đấy. Hẳn các vị sẽ có cơ hội chứng nghiệm các hạnh quả tuyệt vời nhất. Hiện tại, tình hình dịch bệnh đang ở mức báo động cao, không hội hè, không họp nhóm nhưng chúng ta chấp nhận rủi ro bằng sự hiện diện và làm thiện pháp ở đó.

Chỉ-làm-mà-thôi thì ngược với làm với dính mắc. Nếu không nhận diện được cái ta đang dính mắc thì sự nào ta làm ta cũng không hiểu được bản chất của sự chỉ-làm-mà-thôi. Lúc này đây, chúng ta hành thiện và hay biết ta đang dính mắc cái gì, hay chính là tham, sân, si. Ấy là hành vi đúng, quan kiến đúng, cái hiêủ đúng. Từ cái hiểu đúng sẽ sinh hành vi đúng và ngược lại từ hành vi đúng sẽ sinh cái hiểu đúng. Samudaya sacca là Tứ Diệu Đế. Samudaya là nhân, sacca là quả. Có nhân thì sẽ có quả; không có nhân sẽ chẳng có quả. Nhân – quả có mối liên hệ. Nếu không thấy được quả, sẽ không biết nhân từ đâu; nếu nhận biết được quả, sẽ nhận biết được nhân. Khổ đau là quả, dính mắc là nhân; xả li là nhân, giải thoát là quả. Không có ta, không có bạn, không có ai đó, không có gì cả, chỉ là nhân – quả mà thôi. Khi chúng ta chánh niệm tự thân này, chúng ta chắc chắn nhận biết khổ đau hay dính mắc trong từng khoảnh khắc. Nhận biết tham, sân, si hay sự dính mắc chính là nhận biết Chơn Đế. Bởi vì không nhận biết được Chơn Đế, ta sẽ không bao giờ ngưng dính mắc, không bao giờ hết tham – sân – si, không bao giờ chấm dứt khổ đau. Càng rõ hay biết những dính mắc trong từng khoảnh khắc, càng ít phiền não. Chỉ cần liên tục tỉnh thức về dính mắc hay là tham – sân – si trong mỗi khoảnh khắc; cho đến khi giác ngộ nhân – quả như không, chỉ có tự nhiên vô thường. Bất cứ dính mắc tại khoảnh khắc đó không là của ta, không là của ai. Sự dính mắc chỉ là tự nhiên vô thường, nên hiểu sự thật về dính mắc là như vậy. Nếu hiểu được, dính mắc sẽ dần tiêu giảm và sẽ là chỉ-làm-mà-thôi.”

Người đóng góp: