Câu hỏi: Ngài nói về xả ly có nghĩa là Ngài muốn nhắc khi mình xả ly là chắc chắn sẽ chữa được bệnh tham, khi chữa được bệnh tham thì phiền não không bám được. Khi phiền não không bám được thì thấy rõ trí tuệ đến. Khi trí tuệ đến thì thấy rõ vô thường và nhân quả. Khi thấy được như vậy thì mình sẽ ra đi thôi phải không ạ?
Cái hiểu của bạn là nó mang cái ngã kiến ở bên trong, nó không có cái hiểu về vô ngã ở trong đó. Trên thực tế là bây giờ bạn không từ bỏ cái hiểu đó được, một lúc khác khi mà bạn có thể từ bỏ cái hiểu biết hạn chế đó, khi đó bạn sẽ đi tới Niết Bàn.
Câu hỏi: Về lý thuyết thì hiểu như vậy nhưng khi thực hành bị luyến ái cột vô thì gượng dậy không được vậy thì mình phải cố gắng thôi, nhưng phải cố gắng bằng phương pháp nào ạ?
Đó cũng là câu hỏi chung của mọi người, làm thế nào để tư tuệ thành trí tuệ thực sự. Thay cho việc nghĩ như vậy thì hãy nghĩ đến chân lý mà thôi; đừng nắm giữ, đừng chấp thủ, chỉ sử dụng mà thôi, không chấp thủ. Cái vấn đề thực sự là chúng ta chú ý quá nhiều đến bản thân; chính vì vậy cái ý niệm về tôi luôn luôn xuất hiện trong tâm của bạn. Để có thể ngưng lại cái tôi trong tâm mình thì bạn phải chú ý đến sự thật, đến chân lý, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi. Bạn cần phải chú ý đến chân lý về Sự Thật Ngụy Tạo. Cố gắng nhớ được cái chân lý rằng chỉ sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi. Bằng cách ấy bạn có thể (không) chú ý đến bản thân mình và người khác.
Câu hỏi: Điều Ngài muốn dạy là phải có chánh kiến đầu tiên, rồi có sự buông xả, vô ngã, vô tướng; đó là những chân lý không thể diễn tả bằng lời, không thể giải thích cho hết được nên ai muốn học, muốn biết thì hãy đến đây học với Ngài phải không?
Đúng như vậy, hiện giờ đó là cách duy nhất.
Câu hỏi: Khi Ngài nói luôn luôn nhớ chân lý là luôn luôn nhớ sự thật ấy từng phút trong mọi hoàn cảnh nếu không ta sẽ quay lại với các suy nghĩ thông thường của mình đúng không ạ?
Đúng rồi.
Câu hỏi: Bất cứ khi nào có chánh kiến thì chánh niệm đã có mặt rồi đúng không ạ? Chính vì vậy chánh kiến phải đi hàng đầu.
Đúng rồi.