Chương 7: Làm thế để từ bỏ sự dính mắc? (phần tiếp theo)

Tháng Năm 6, 2023
Thời gian đọc:

Câu hỏi: Con muốn đưa ra một ví dụ để Ngài chỉ thêm được rõ, khi tới đây lần trước, lúc đầu con cũng chưa thật sự có ấn tượng mạnh nhưng sau đó lời dạy của Ngài thấm dần vào và sau khi rời trung tâm này về thì ấn tượng trở nên sâu sắc và thôi thúc con trở lại đây học với Ngài. Khi nhìn vào tâm thì con thấy có sự dính mắc ở trong đó. Đó chỉ là hiện tượng diễn ra, chứ con không có chú tâm vào, khi nhìn vào đó thì sự dính mắc không còn nữa.Phương pháp này cung cấp một chánh kiến tốt, cái hiểu đó thôi thúc con trở để học thêm. Con kể lại tất cả để Ngài chỉ cho con trong tiến trình đó đâu là chánh kiến, đâu là dính mắc, đâu là hiểu biết.

Khi tôi bắt đầu hành thiền thì tôi cũng phải đi theo cách truyền thống nhưng mà tôi cũng không thấy thỏa mãn với phương pháp truyền thống khi mà tôi cố gắng vượt lên trên. Chính vì vậy tôi cố gắng vượt lên trên truyền thống, để có thể vượt lên trên truyền thống thì chúng ta cần từ bỏ truyền thống nhưng hầu như tất cả các thiền sinh và các thiền sư đều nói về phương pháp truyền thống mà thôi, mà tôi lại cảm thấy không thỏa mãn về sự thực hành của mình. Chính vì vậy tôi cố gắng tìm ra con đường đúng, để có thể vượt lên trên truyền thống thì tôi phải nghe lời dạy trực tiếp của thiền sư Mô-goc. Ở thời gian đầu trước đó thì tôi vẫn nge lời dạy gián tiếp những vị khác đã học từ thiền sư Mô-goc và chính vì vậy mà tôi đã từ bỏ việc nghe những lời dạy của các vị thầy khác và tôi cố gắng tìm ra câu trả lời bằng cách nghe nhiều hơn lời dạy trực tiếp của thiền sư Mô-goc và thiền sư Đen-co và tôi đã phải trải qua rất nhiều năm tháng để nghe những lời dạy của thiền sư Mô-goc, không phải chỉ nghe nhưng cả việc thực hành nữa. Bằng cách ấy, cùng với một sự cố gắng liên tục, nỗ lực liên tục thì tôi đã có thể thực hành vượt lên trên truyền thống và sự thực hành này không thể nào giải thích bằng lời nhưng tôi cảm thấy rất hài lòng vì đã vượt lên trên truyền thống. Chính vì vậy, tôi vẫn tiếp tục theo cách thức như vậy. Về sau thì khá là khác với các thiền sinh truyền thống là họ nghe cả cái lời của thiền sư Mô-goc và các thiền sinh khác nhưng mà các lời dạy giữa thiền sư Mô-goc và các vị khác thì rất là khác nhau. Lúc đầu thì tôi vẫn không biết tại sao nhưng mà khi nghe lời giảng của thiền sư Mô-goc thì tôi thấy rất là hài lòng. Đó là vì thiền sư Mô-goc dạy gần với chân lý hơn là các cách dạy truyền thống. Đó là vì có nhiều thiền sinh chỉ hiểu được tiếng Myanmar mà thôi, vì vậy chúng tôi chỉ được nghe lời dạy của Đức Phật bằng tiếng Myanmar chứ không bằng tiếng Pali, vì thế chúng tôi chỉ có thể so sánh những lời dạy giáo lý bằng tiếng Myanmar không có giáo lý trực tiếp từ lời dạy của Đức Phật. Điều mà tôi muốn nói cho cô biết là cô muốn theo phương pháp này là bởi vì cái phương pháp này hay lời dạy này nó gần với sự thật hơn. Những lời dạy bằng tiếng Anh mà cô đã được nghe hay thông qua tiếng Anh hoặc là dịch bằng Tiếng Anh. Là một thiền sinh Việt Nam thì cô chỉ được nghe những lời dạy bằng tiếng Việt chứ không từ tiếng Myanmar. Chính vì vậy có sự khác biệt giữa những lời dạy này. Còn về sự dính mắc thì sự dính mắc đó là cần thiết khi mà tôi nghe ngài Mô-goc Sayadaw để có thể từ bỏ nghe những lời dạy khác. Tôi nghe thiền sư Mô-goc với cái năng lực xả ly đối với các lời dạy khác, đó là lý do vì sao cuối cùng thì tôi đã thành công trong việc từ bỏ sự dính mắc của tôi vào thiền sư Mô-goc và vào những lời dạy của Ngài, cũng như vậy, bạn nên làm như thế, cái sự dính mắc vào lời dạy của tôi và tôi là để từ bỏ cái mà bạn đã hiểu trước đây. Cái hiểu biết này nó trọn vẹn hơn cái hiểu biết trước của bạn, đó là lý do khi mà bạn thực hành theo phương pháp này thì bạn nên sử dụng chánh kiến. Ở cái thời gian đầu khi mà tôi mới dạy thiền thì tôi không thể dạy như thế này, mà để giải quyết vấn đề đó tôi đã làm nhiều việc thiện mà cần thiết. Cũng như vậy, bạn cũng nên làm như thế nên theo cách này bằng cách làm nhiều việc thiện với cái chánh kiến, và làm đó là những việc thiện mà bạn khó làm.