Thu hoạch thiện quả

Tháng Một 13, 2020
Thời gian đọc:

Tại Trung tâm Thiền Thabarwa, chúng tôi hết lòng chăm sóc người cao tuổi và người bệnh nên nhóm người xã hội này có thể cư ngụ tại Trung tâm mà chẳng sợ sệt, lo âu hay phiền muộn. Chúng tôi đang giúp họ nhận được nhiều phúc lạc. Do đó, càng nhiều người già và người bệnh trong xã hội đang sát cánh cùng chúng tôi. Còn nếu chúng tôi bỏ mặc thì họ cũng sẽ chối từ hoặc lãng tránh. Chính hảo tâm này khiến họ hỗ trợ chúng tôi. Như vậy, các Trung tâm Thabarwa trở nên ổn định và mạnh mẽ hơn. Chúng tôi bảo hộ cuộc sống cho con người. Họ hộ độ lại các Trung tâm Thabarwa. Vì xem Thabarwa là nhà, họ gìn giữ Trung tâm. Bởi do dễ dàng tá túc ở các Trung tâm Thiền toàn thời gian nên người thụ hưởng cũng có thể trông nom Trung tâm. Càng ra sức giúp đỡ họ, các Trung tâm Thabarwa càng vững mạnh hơn. Theo cách này, Trung tâm Thabarwa đã trở thành một Tổ chức (Thiện nguyện) Xã hội Quốc tế. Đó là nhờ vào những cộng sự tài đức cùng tình nguyện viên nhiệt tình chăm sóc người cao niên và người đau yếu.

Với nhận định đúng đắn, tôi đã quyết định mua lại Trung tâm Dưỡng lão tại Việt Nam. Người sáng lập đã hoàn tất khâu xây dựng chi tiết; chúng tôi chỉ cần giải nợ tài chính cho cô; rồi, tối ưu sử dụng công năng của Trung tâm để cưu mang những phận người bất hạnh ở Việt Nam. Khi đó, TNC Việt Nam sẽ hợp tác với các tổ chức xã hội khác. Ở Việt Nam, một Trung tâm Dưỡng lão (kiểu vầy) có liên hệ với Ban ngành Đoàn thể khác. Vì vậy, việc một Trung tâm Dưỡng lão đóng cửa chính là tổn thất cho những Tổ chức về An sinh Xã hội ở Việt Nam. Tư lợi là cưỡng cầu, tốt hơn là cho tha nhân. Làm việc cho Sự thật là thù diệu. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng làm vì tất cả. Thông qua dự án Trung tâm Dưỡng lão, chúng ta có thể hỗ trợ các chương trình cộng đồng cũng như các tổ chức xã hội tại Việt Nam. Sau đó, họ sẽ ủng hộ chúng ta. Nếu không, họ cũng sẽ chẳng thuận thảo với chúng ta. Nhân quả chính là đây. Chúng ta càng rộng lòng cho những người-đang-cần-tương-trợ ở Việt Nam; hùn góp đến các tổ chức nhân ái khi cần thiết như Trung tâm Dưỡng lão này là để chúng ta càng nhận được nhiều sự đồng thuận từ các tổ chức khác ở Việt Nam trong tương lai. Duyên lành sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của Trung tâm Thabarwa Việt Nam.

Tự thân cố gắng là chưa đủ. Trong gần hai (02) năm qua, chúng tôi (TNC Việt Nam) đã tự hoạt động và chưa có nhiều cơ hội để hỗ trợ cho các tổ chức gần xa. Giờ đây, cơ hội đã đến, thật là ân phước. Nếu không nắm bắt, chúng tôi có thể đánh rơi thiện quả. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ gặp nguy khốn, sẽ không được cứu trợ ví như Trung tâm Dưỡng lão này. Mặc dù không có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng chúng tôi sở hữu Hệ thống Đồng thuận Thiện Pháp. Hiện hữu là chúng tôi đang áp dụng vào “Dự-án-hùn-phước-10-đô-la-Mỹ-kim” cho Trung tâm Dưỡng lão. Thu hút được sự nhiều lượt quan tâm của Đại chúng, tuỳ vào khả năng, họ đang kết nối nhằm quyên góp cho dự án. Chúng tôi chỉ lan toả về tình hình xác thực của Trung tâm Dưỡng lão đến mọi người. Và, chia sẻ về quyết định hành động như sau: “Chúng tôi đang làm như thế này. Thật là nghĩa cử thiện lành. Bạn có thể hợp tác cùng chúng tôi!” Chỉ vỏn vẹn vậy thôi. Khước từ hay chấp nhận thì cũng dễ dàng. Chúng tôi chỉ cần truyền đi thông điệp này đến thật nhiều người trong xã hội và trên thế giới. Hiện tại, tiến độ đang thuận lợi.

Tôi cũng đã làm tương tự đối với Trung tâm Thabarwa Nam Ý. Lúc đó, chúng tôi gặp khó khăn trong việc thay thế hệ thống đường ống cho lò sưởi và nấu ăn sang dùng ga. Để thay toàn bộ hệ thống đường ống ở Trung tâm tiêu tốn khoảng năm nghìn (5000 Euro) đồng tiền Âu Châu. Vì vậy, tôi đã thuật lại hiện trạng, đính kèm ưu-khuyết điểm của kế hoạch. Sau đó, tôi đã chuyển tin tới một người Miến, cô cũng đang du ngoạn qua nhiều quốc gia. Cô thích nước Ý và cũng lưu tâm đến Trung tâm Thabarwa Ý. Cô ấy biết số tài khoản ngân hàng của tôi. Ba (03) ngày trước (tức ngày 10/01/2020), cô đã chuyển phần cúng dường năm nghìn (5000 Euro) đồng tiền Âu Châu. Đó là cách mà tôi đã huy động tài chánh, mỗi người chỉ cần đóng góp một (01 Euro) đồng tiền Âu Châu. Hầu hết người Âu châu không quen kiểu quyên góp này nên không khả dụng ở đây; tuy vậy, chúng tôi cũng lồng ghép ngôn ngữ Miến Điện khi đăng tin. Cách này giúp chúng tôi có thể tìm được vị thí chủ phù hợp cho Trung tâm Thabarwa Nam Ý. Giải pháp này tiện ích đối với các vấn đề của mọi tổ chức.

Tôi cũng có kinh nghiệm về kinh tế hộ gia đình. Các tiểu thương đang gặp vấn đề về thu nhập do tình hình thương mãi trong và ngoài nước chưa khởi sắc nên gia cảnh khó bề an cư. Vì vậy, cách tốt hơn là nên làm thật nhiều Thiện Pháp thay vì chú tâm vào việc kinh doanh. Thông thường, tôi tham vấn nhưng không cho vay. Trong vài trường hợp khác, tôi cấp khoản-viện-trợ-không-hoàn-lại chỉ để họ trang trải phần nào phí tổn. Nếu việc cho vay là phương án tốt hơn thì nên làm vậy. Bên cạnh đó, chúng tôi có lẽ bị quỵch tiền nhưng nợ nần thì không được xoá như vậy. Vì tôi cũng đang giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến Trung tâm Thabarwa nên tôi hiểu rất cặn kẽ. Tôi cũng có nhiều minh chứng cho tình huống nguy khốn khi vay tiền để giải vây cho người khác. Khi không thể hoàn ứng, họ lâm vào khó khăn. Thật là bội phần gian nan để hoá giải hơn là hướng dẫn họ làm Thiện Pháp và cố gắng xả ly khỏi nợ nần. Nó liên quan tới luật pháp và quy định. Khi vỡ nợ, nếu chúng ta có thể chấp nhận trách phạt thì chẳng tồi tệ. Vì không dám đương đầu với tai ương nên chúng ta gặp rắc rối. Nếu chúng ta không thể trả nợ, chúng ta nên thừa nhận. Ngay cả khi người mắc nợ không thể hoàn tiền như đã hứa, chúng ta phải can tâm nhận lãnh. Việc làm này thì xứng đáng. Nhưng, hầu hết người ngoài xã hội không thể chịu đựng vừa tiêu tốn tài sản và bị xử phạt. Vì vậy, họ cứ loay hoay vào vết xe đổ. Nếu chúng ta giao dịch về tiền bạc, chúng ta không thể thoát khỏi những thế lực kim tiền. Khi chúng ta từ nhiệm, chúng ta có thể giao tế với những người vị nhân, nhân lực của Sự thật. Bằng cách này, chúng ta có thể lánh xa giới tiền tệ và vị kỷ. Từ bỏ thương trường thì thực sự hữu ích không chỉ giúp tháo gỡ các vấn đề cho chúng tôi mà cả những người khác.

Giờ đây, tôi có thể thành công trong hướng dẫn mọi người trong xã hội tự giải quyết vấn đề; cách xả ly, biết buông bỏ, chấp nhận Sự thật, tối ưu hoá giải pháp. Hiệu ứng thật tốt đẹp. Bận rộn với việc giảng dạy và thực hành như vầy thì đáng để chúng tôi ra sức làm. Thật khó để tường giải về thuyết vận tiền, thuật dụng nhân, xử trí mặt bằng và phân tách thời gian dựa vào tính sát thực và độ cần thiết. Độ tinh tế vượt lên giới hạn cùng sự hiểu biết thông thường. Thể hiện qua khi hỗ trợ tôi cũng như các Trung tâm Thabarwa thông qua tình nguyện, cúng dường hay liên kết với chúng tôi thì người đó khó lòng cảm thấy mãn nhãn. Bởi vì, chúng tôi đang làm vượt quá giới hạn nên vỡ mộng mới xảy ra. Chúng tôi cũng đang làm trong hạn mức. Hầu hết cư dân nương tựa ở các Trung tâm Thabarwa đang làm việc theo khả năng; một vài người thì vượt lên; tựu chung, chúng tôi đồng thuận. Đối với người chỉ nắm giữ kiến thức và năng lực, họ không cổ suý điều này. Còn người Trung tâm có thể tán đồng việc làm quá giới hạn dù cho họ chưa thể. Đây là lời đáp này cho việc chúng tôi có thể làm việc chung lâu bền. Tự nhiên vậy thôi và chúng ta không thể can thiệp. Khi chúng tôi áp dụng cách truyền thống, những người đi theo sẽ hài lòng, nhưng chúng tôi không thể. Nếu vượt ra khỏi khuôn mẫu, qua hành thiện pháp, chúng tôi thoả mãn với chính mình nhưng những người không làm sẽ không nghĩ vậy. Do đó, chúng ta cần phải lựa chọn một cách thức sẽ đáp ứng nhu cầu của người khác và bản thân. Hầu hết người làm phúc lợi lại thiên về lợi ích của người thụ hưởng chứ không thực sự quan tâm chính họ. Bởi vì họ mải mê chú tâm đến người khác nên bị cuốn vào sự dèm pha của thiên hạ. Họ không hiểu về chánh tư duy, chánh kiến, hành động chân chánh. Nếu chúng ta nương tựa vào tư thiện và hành đúng đắn thì chúng ta chẳng nao núng bởi cảm quan của người khác. Chúng ta không thể làm hài lòng người khác khi không tuân theo ham muốn của họ. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi thành lập ngày càng nhiều Trung tâm Thabarwa trên khắp thế giới. Hiện tại, đây là cách tốt nhất mà chúng tôi có thể làm.

Khi chúng ta thực hành theo lối dạy truyền thống, nhiều cá nhân và hành giả sẽ tán thán rằng: “Đạo hữu đang theo đúng pháp môn và sẽ đắc như sở nguyện”. Nhưng, chúng tôi không cùng quan điểm. Chúng tôi y cứ vào căn nguyên: “Đây là thiện pháp. Chúng tôi phải thực hiện!” Bởi có chấp ngã nên tâm không thoát khỏi công kích, bực tức, lo lắng. Do đó, chúng tôi không thoả mãn về kết quả. Khi chúng tôi cố gắng chỉ-làm-mà-thôi phá nhằm phá vỡ rào cản bản thân thì những hành giả khác có lẽ không nhiệt tình hưởng ứng vì họ không thể hiểu và chấp nhận cái hiểu mới. Họ có thể nghĩ rằng “chẳng mấy lợi lạc” nên họ không toại nguyện. Nhưng, chúng tôi không lưu tâm. Nên, chúng tôi có thể an nhiên. Khi chúng ta nghĩ về một điều gì đó thì sự lo lắng, sợ sệt, hằn học, mê muội sẽ sanh khởi. Nếu chúng ta tháo gỡ khỏi tâm trí về sự việc, đối tượng, thời gian, nơi chốn thì tâm sẽ được tự do. Các Trung tâm Thabarwa có tính tương tác hữu hiệu để một người xả ly khỏi gia đình và tài sản. Đồng thời, người đó có khả năng hành thiện; trở thành chuyên gia, tình nguyện viên và hành giả. Chúng tôi không đang phá bĩnh tổ ấm gia đình hay thương vụ ngoài xã hội. Chúng tôi chỉ đang minh chứng về tầm ảnh hưởng của chánh niệm và xả ly đến cộng đồng xã hội.

Elli Askew biên – Minh Hương dịch

Người đóng góp: