Dự án viện dưỡng lão Pháp Bảo

Tháng Một 11, 2020
Thời gian đọc:

Tối nay, tôi sẽ chia sẻ về cách làm thiện pháp tại Trung tâm Thabarwa. Có nữ hành giả người Việt Nam đã tự mình mở Trung tâm Dưỡng lão. Dự án này được động thổ cách đây tám (08) năm và hoàn tất trong vòng năm (05) năm sau đó. Người này đã kêu gọi hùn phước thông qua mạng xã hội nhưng không thu hút nhiều mạnh thường quân. Để trang trải tài chánh, cô ấy đã phải bán tài sản cá nhân bên cạnh khoản vay ngân hàng, thâm hụt tín dụng và mượn “nóng” các tiểu chủ bang hội khác. Sau một năm đưa vào hoạt động, Trung tâm này đã phải đóng cửa thêm lần nữa bởi thiếu nguồn tài trợ cộng thêm các khoản nợ quá kỳ hạn. Như vậy, dự án này đã kéo dài trong tám (08) năm. Với tâm nguyện là tạo dựng một chốn an cư cho người cao tuổi cũng như dành cho thiền tập, người sáng lập nơi này đã thật sự cố gắng. Bởi tự thân xoay sở mọi việc, cô ấy đã khánh kiệt và gia đình cũng bị liên đới. Do chưa giải ngân các khoản vay quá hạn, bị liệt vào “danh sách đen (blacklist)” nên những đứa con của cô không thể có cơ hội đi du học. Khi tiếp nhận sự việc này, tôi đã cố gắng thu thập nhiều thông tin để hoàn thành ý nguyện của cô. (Tôi hiểu rằng) Người này đang làm thiện pháp nhưng lại không thể xả ly khỏi chính mình và gia đình. Chính vì lẽ đó, cô không thể hoàn toàn nương tựa vào Pháp (Dhamma), Phước thiện hay Sự thật. Nghĩa là năng lực phước báu của cô không đủ trợ duyên thực hiện dự án này. Nhìn chung, cơ sở vật chất được trang bị hữu dụng nhưng cách thức lèo lái vận hành Trung tâm chưa đúng đắn theo phương châm chỉ-sử-dụng-mà-thôi nên cô ấy không thể bám trụ.

Kể từ năm 2008, (tức là) thời kỳ đầu thành lập Trung tâm Thiền (toàn thời gian) Thabarwa Thanlyin, tôi đã phải giải quyết nhiều sự vụ tương tự. Vậy nên, tôi thành thạo trong giải quyết vấn đề. Với hơn mười hai (12) năm kinh nghiệm làm thiện pháp liên tục, tôi hiểu điều cần làm lẫn việc không nên; cũng như việc ra quyết định. Chẳng cần ngân quỹ Tăng đoàn, tôi nghĩ cách phân bổ thành khẩu phần thiện phước. Tôi đã thành thạo áp dụng thuyết này ở Miến Điện trong một năm rưỡi (1.5 năm) qua. Do đó, tôi đã đồng ý tiếp sức bằng gói giải cứu nợ. Theo lời khai của người chủ, tổng giá trị tài sản hạ tầng cơ sở là sáu trăm nghìn (600,000) Mỹ kim nhưng cô ấy chỉ rao bán phân nửa Trung tâm. Do vậy, số tiền cần huy động là ba trăm nghìn (300,000) Mỹ kim được chia nhỏ trong hạn định ba (03) năm. Hiện tại, chúng tôi đã chuyển giao một trăm năm mươi nghìn (150,000) Mỹ kim theo sự cam kết với cô cho nợ ngân hàng và các khoản giao dịch cá nhân cấp thiết khác. Tôi đã truyền tin vào mạng lưới Thabarwa toàn cầu đến những người hữu duyên tham gia tích lũy cổ-phần-thiện-pháp-mười-(10)-Mỹ-kim nằm trong dự án cứu hộ phá sản đang được phát hành rộng rãi và cần sự chung tay trợ lực của cộng đồng. Nhân duyên tròn đủ vì các Trung tâm Thabarwa nằm rải rác trên thế giới nên tôi đã lan tỏa thông điệp này đến quý thiện tín hảo tâm. Hiện tại, chúng tôi đã thanh toán chín mươi nghìn (90,000) Mỹ kim; phần còn lại năm mươi hai nghìn (52,000) Mỹ kim sẽ hoàn tất vào đầu tháng tiếp theo (tức 25/02/2020). Nghe qua thì, khối lượng tiền tệ quá mức huy động đối với cá nhân hay tổ chức đơn phương song sẽ khác khi đồng tâm hiệp lực. Chúng ta cần đồng thuận, có thể đóng góp càng nhiều càng tốt (tùy theo năng lực) nhằm giảm nhiệt tình thế. Đến khi, số lượng cá nhân và các tổ chức đoàn thể tham gia tăng lên thì thành công là chắc chắn. Đây là cách liên-hợp-làm-thiện-pháp một cách liên tục.

Trở về bốn (04) năm trước, tình huống như trên đã xảy ra tại Trung tâm Thabarwa Mã Lai, một tín nữ cũng lâm vào khó khăn tương tự. Cô này không thể tự trả nợ và nhờ tôi tư vấn. Lúc đó, tôi không nghĩ ra cách xử lý tài chính như một thiện pháp tích hợp nên tôi đã không giúp được. Thế là, người này đã mất đi tài sản và bị liệt vào “danh sách đen – blacklist” cấm xuất cảnh. Tuy nhiên, cô ấy vẫn đang trợ duyên cho Thabarwa Mã Lai. Chính lúc tài sản tiêu tan, vị đó vẫn có thể tiếp tục làm việc thiện. Ngày nay, ở Việt Nam, nhiệt tâm hành thiện cùng Trung tâm Thabarwa New Hochiminh đã trở nên mạnh mẽ hơn xưa. Do đó, chúng ta sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề theo hướng này. Nếu khả dụng, làm phước thiện ở Việt Nam sẽ không còn gian truân; nghĩa là chúng ta có thể ứng biến cho các vấn đề tài chính ở những dự án khác. Duyên lành từ việc làm thiện pháp liên tục trong nhiều năm nên chúng ta mới có thể làm được như vậy. Đó là lý do phước báu từ việc làm thiện pháp của Trung tâm Thabarwa không ngừng tăng trưởng; khó khăn trở ngại được tiêu trừ. Có thể nói, phương pháp này cũng hiệu quả đối với các vấn cá nhân; không chỉ riêng tài chính mà mọi thứ. Chỉ là xả ly khỏi dính mắc của bản thân; còn không, chúng ta sẽ không hiểu và làm được điều này.

Hiện giờ, chúng ta cũng đang cùng nhau làm thiện pháp trong khóa thiền chín (09) ngày tại Thiền viện Phước Sơn. Thế nên, chúng ta nên tùy hỉ làm thiện pháp càng nhiều càng tốt. Lý giải về không chung tay làm việc lành chỉ là do giới hạn bên trong từng người đang ngăn che điều thiện phước. Khi hợp lực, chúng ta mới có khả năng phá tan những rào cản bản thân. Do đó, mọi người chỉ cần làm-điều-phải-lẽ. Ví như, hầu hết hành giả tại đây đồng thuận làm thiện pháp mà chẳng quan ngại hay nghi ngờ thì việc làm nhóm của Hội chúng này sẽ thành tựu và ngược lại là duyên sự đó không thành công. Tiềm lực của từng cá thể thì chẳng là bao nên quy tụ đa thể là điều cần hơn. Tương tự cho những vấn đề khác. Đối với người không nhiệt tâm với việc của hội nhóm, kết quả là, họ cũng chẳng thể hóa giải được vấn đề của chính mình. Tùy vào quan điểm hay đối tượng mà tất cả chúng ta nhìn nhận các vấn đề mang tính khác nhau; còn theo góc nhìn nhân quả, bản chất của tất cả đều không khác nhau, duyên từ quả bất thiện. Với chánh kiến này, chúng ta cần xông xáo giải quyết các vấn đề không chỉ cho chính mình mà còn cho người khác. Đối với người dám nhận lãnh việc nhóm thì họ cũng có thể thành công trong việc tự xử lý cho mình bằng thuyết nhân quả. Thêm nữa là, chúng ta cần tinh tấn trui rèn như vậy. Vấn đề thì vô hạn nên chúng ta cần liên tục làm thiện pháp. Càng làm điều lành thì năng lực này càng có thể dày hơn. Và ngược lại, càng ít làm thiện thì khả năng hành thiện sẽ mỏng đi. Không có việc gì khó, chỉ cần chỉ-làm-mà-thôi. Đây cũng là vấn đề chung của các tổ chức khác cũng như là hiện trạng ở Thabarwa New TNC Việt Nam. Chỉ có cách nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề, chắc chắn rằng, tình huống hiện tại sẽ không còn. Hành giả nên hiểu về luật nhân quả để tự gỡ các khúc mắc của chính mình. Khi và chỉ khi chúng ta đáp ứng nhu cầu của những người khác thì mong muốn của bản thân cũng sẽ được viên mãn. Đây là nguyên lý tiên quyết để đảm bảo thành công trong mọi sự.

Người đóng góp: