Nghe Pháp và hành thiền là các việc thiện.
Tôi cũng giúp mọi người làm việc thiện bằng cách làm cho họ nghe Pháp và hành thiền.
Bằng việc dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi, chỉ làm mà thôi), tôi cũng đang giúp mọi người hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi).
Nếu tôi dạy Pháp mà chú trọng vào các sự thật ngụy tạo như cái gì, khi nào, ở đâu, thế nào, ai là thầy và thiền sinh thì thiền sinh sẽ hành thiền với sự chú trọng vào các sự thật ngụy tạo.
Tôi dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi) với khả năng cao nhất để giúp đỡ cho thiền sinh có thể hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi).
Một người không có khả năng chỉ dạy mà thôi.
(1) Mặc dù có thể chỉ sử dụng mà thôi, những cuộc sống khác nhau của thiền sinh, của thầy, thời gian, nơi chốn…
(2) Có thể chỉ làm mà thôi, chỉ hành mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi trong việc nghe Pháp, hành thiền.
(có nghĩa là người thầy cần phải làm rất nhiều việc thiện để giúp người khác hiểu Pháp và giải quyết những khó khăn của họ mà không có sự phân biệt và giới hạn, vì thế mà vị thầy có thể chỉ dạy mà thôi, dù cho người đó rất thành thạo và đã thành tựu hoàn toàn trong việc thực hành thiền đúng đắn)
Thực tế là có cách thực hành thực sự trong hành thiền. Người thầy có nhiệm vụ thực sự và thiền sinh cũng có nhiệm vụ thực sự của mình.
Việc có trách nhiệm với bản thân là một loại trợ giúp lớn lao cho việc có trách nhiệm với người khác.
Với tôi, làm việc thiện, chỉ làm mà thôi. Quan trọng là thiền sinh cần cố gắng chỉ kinh nghiệm mà thôi. Tôi sử dụng cuộc sống của vị thầy, cuộc sống của thiền sinh. Các cuộc sống khác nhau chỉ để áp dụng mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, mà không có dính mắc và xác nhận là tồn tại thực sự.
Cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn, (chỉ làm mà thôi), mà không dính mắc hay chối bỏ, thay vì làm việc thiện với sự dính mắc chặt chẽ như thường lệ.