Chương 6: Mục tiêu của việc làm việc thiện

Tháng Ba 25, 2023
Thời gian đọc:

Cần thiết phải từ bỏ thói quen dính mắc của tâm vào thời gian, nơi chốn, kinh nghiệm, phương pháp, Pháp mà chúng ta đang nghe, thầy và thiền sinh, việc nghe và hành thiền.

Điều chúng ta thực sự phải làm khi làm việc thiện đó là tự do khỏi sự dính mắc. Có nghĩ là mục tiêu của việc làm việc thiện phải là tự do khỏi sự dính mắc.

Làm việc thiện (bố thí, trì giới, tham thiền) là một loại công việc không thông thường và vì thế, nó thách thức và phá vỡ truyền thống và các tập quán.

Chúng ta phải làm việc thiện theo cách đúng đắn. Không dính mắc cũng không chối bỏ. Chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ áp dụng mà thôi. Chúng ta phải làm việc thiện theo cách đúng đắn để mà đạt đến điểm mấu chốt là không dính mắc mà cũng không xác nhận, chỉ làm mà thôi. Có nghĩa rằng chúng ta phải làm việc thiện để thực sự là việc thiện. Để trở thành bố thí thực sự, trì giới thực sự, hành thiền thực sự, trí tuệ thực sự (dana, sila, bhavana, panna) – để có thể làm việc thiện theo cách đúng đắn, chúng ta phải sử dụng sự bố thí ngụy tạo, trì giới ngụy tạo, hành thiền ngụy tạo, trí tuệ ngụy tạo.

Chúng ta có thói quen làm việc thiện với mong muốn trở thành cái gì đó (như chúng ta chú trọng vào việc diễn ra cái gì đó hay không. Một số người làm việc thiện với mong muốn cắt bỏ luân hồi samsara thì coi quá trình cắt bỏ luân hồi là thực tại).

Thường thì chúng ta có những khả năng ngụy tạo. Ví dụ: (1) chúng ta có thể làm việc thiện bằng việc cố gắng che phủ lòng tham mà không từ bỏ nó. (2) chúng ta có khả năng rải tâm từ (metta) đến tất cả bằng việc che giấu sự sân hận mà tránh từ bỏ nó. (3) chúng ta cũng kiên nhẫn mà không từ bỏ sự sân hận.

Cũng như thế với “khả năng hiểu Pháp”, có nghĩa là chúng ta có khả năng hiểu mà không thể từ bỏ vô minh một cách toàn diện. Tất cả những điều này chỉ là khả năng ngụy tạo.

Làm việc thiện phải, cố gắng để:
(1) Làm việc thiện thực sự
(2) Bố thí thực sự
(3) Tâm từ thực sự
(4) Hiểu biết thực sự
(5) Xả ly thực sự
(6) Không tham, không sân, không si thực sự

Chúng ta có thể từ bỏ cái gì đó với mục đích nào đó mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm. Đầu tiên, chúng ta cố gắng từ bỏ và rồi lại cố gắng dính mắc lại. Loại từ bỏ đó là cách từ bỏ theo truyền thống và thói quen mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm.

Theo thói quen, chúng ta giữ giới mà không có khả năng từ bỏ làm các việc thế gian. Chúng ta giữ giới cùng lúc với làm các việc thế gian.

Cũng như thế với hành thiền. Chúng ta hành thiền cùng lúc với làm các việc thế gian. Đó là lý do tại sao không thể trở thành vipassana thực sự. Cũng như thế với việc giữ giới, sila, không thể trở thành giữ giới thực sự mà chỉ là giữ giới ngụy tạo.

Vì không thực sự nên không an toàn và chắc chắn. Đó là lý do tại sao có những vấn đề như phá giới, mất định, mất niềm tin ở ai đó.

Nếu tâm từ thực sự, sẽ không bao giờ bị mất mà rất chắc chắn, thậm chí khi chúng ta đối mặt với những sự việc có thể làm mất tâm từ. Như tâm từ của Đức Phật, vì tâm từ của Đức Phật là thực sự, Đức Phật không bao giờ bị mất tâm từ cho tất cả chúng sinh, trong đó bao gồm cả Devadatta, người mà luôn cố gắng làm hại Đức Phật trong suốt cuộc đời. Nếu tâm từ của chúng ta không phải là tâm từ thực sự, chúng ta sẽ mất nó ngay cả khi đối mặt với những trường hợp rất tầm thường.

Nếu như chúng ta không hành thiền, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ sử dụng dana, sila, bhavana, panna ngụy tạo. Chúng ta đã quen hài lòng với những thứ ngụy tạo. Chúng ta phải cố gắng làm việc thiện theo cách đúng đắn. Có nghĩa là chúng ta phải làm việc thiện để thực sự là việc thiện: giữ giới thực sự, định thực sự, tuệ thực sự mà không bao giờ có thể mất.